Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bản Án Đầu Tiên, Tình Trạng Vô Mục Đích

"Bản Án Đầu Tiên, Tình Trạng Vô Mục Đích"

          Xin chào hết thảy quí vị một lần nữa, thật là tuyệt vời khi có mặt ở đây, và để nhìn thấy nhiều người nhóm lại như thế trong hội chúng tối nay để lắng nghe Lời của Đức Chúa Trời. Cảm ơn quí vị vì đã đến, chúng ta cùng nhau tin rằng chúng ta sẽ nhận biết ơn phước của Đức Chúa Trời như chúng ta đang nhìn biết rồi vào những buổi sáng như thế nầy và tối qua. Chúng ta hãy mở Kinh thánh ra ở sách tiên tri Amốt, nếu quí vị có Kinh thánh, hãy mở ra với tôi ở đó – sách ấy nằm sau sách Đaniên ba sách, vì thế nếu quí vị tìm thấy sách Êxêchiên và kế đó là sách Đaniên, quí vị sẽ tìm được sách Amốt. Chúng ta đang ở tại chương 3 tối nay, tối qua chúng ta đã xem ở các chương 1 và 2.

Sau khi loan báo sự phán xét giáng trên sáu nước dân Ngoại,
tiên tri Amốt xây sự chú ý của ông sang dân sự của Đức Chúa Trời...

          Amốt chương 3, chúng ta đã lấy đề tựa 'Đức Chúa Trời Công Bình', và tối qua, nếu quí vị không có mặt ở đây, chúng ta đã xem qua 'Kẻ Bị Cáo' – là những kẻ bị cáo giác trong các nước, xứ Giuđa và Israel, vì tội lỗi của họ. Tối nay chúng ta sẽ nhìn vào đề tựa mà tôi đã gọi là bản án đầu tiên nghịch cùng Israel, và bản án ấy nói tới 'Tình Trạng Vô Mục Đích'. Câu 1, và chúng ta chỉ đọc ở chương 3: "Hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, hãy nghe lời nầy, là lời Đức Giê-hô-va phán nghịch cùng các ngươi, tức là nghịch cùng cả họ hàng mà ta đã đem lên khỏi đất Ê-díp-tô. Ta đã biết chỉ một mình các ngươi trong mọi họ hàng trên đất; vậy nên ta sẽ thăm phạt các ngươi vì mọi sự gian ác các ngươi. Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao? Nếu sư tử không bắt được mồi, thì há có gầm thét trong rừng sao? Sư tử con nếu không bắt được gì, thì há có làm vang những tiếng kêu từ nơi sâu của hang nó sao? Con chim, nếu chẳng có bẫy gài để bắt nó, thì nó há sa vào trong lưới giăng ra trên đất sao? Bằng chẳng bắt được gì thì lưới há có dựt lên khỏi đất? Kèn thổi trong thành thì dân sự há chẳng sợ sao? Sự tai vạ há có xảy ra cho một thành kia nếu mà Đức Giê-hô-va chẳng làm? Cũng vậy, Chúa Giê-hô-va chẳng có làm một việc gì mà Ngài chưa tỏ sự kín nhiệm Ngài ra trước cho tôi tớ Ngài, là các Đấng tiên tri. Khi sư tử gầm thét, thì ai mà chẳng sợ? Khi Chúa Giê-hô-va đã phán dạy, thì ai mà chẳng nói tiên tri? Hãy rao truyền ra trong các đền đài Ach-đốt và trong các đền đài của đất Ê-díp-tô, và nói rằng: Các ngươi khá nhóm lại trên các núi của Sa-ma-ri; hãy xem nhiều sự rối loạn lớn lao ở đó, và những sự bạo ngược giữa nó. Đức Giê-hô-va phán: Chúng nó không biết làm sự ngay thẳng; chúng nó chất chứa của hung dữ và cướp dựt ở trong các đền đài mình. Vậy nên Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, kẻ nghịch sẽ đến vây bọc đất nầy; nó cất mất sức mạnh ngươi, và những đền đài ngươi sẽ bị cướp phá. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Như kẻ chăn chiên chỉ gỡ được hai giò hay một tai ra khỏi họng sư tử, thì những con cái Y-sơ-ra-ên, là những kẻ ngồi tại Sa-ma-ri nơi góc giường và trên thảm của Đa-mách, cũng sẽ được cứu cách như vậy. Chúa Giê-hô-va, Đức Chúa Trời vạn quân phán rằng: Hãy nghe, và làm chứng nghịch cùng nhà Gia-cốp. Đến ngày mà ta sẽ thăm phạt Y-sơ-ra-ên về tội lỗi nó, ta cũng sẽ thăm phạt các bàn thờ của Bê-tên; những sừng của bàn thờ sẽ bị chặt và rơi xuống đất. Bấy giờ ta sẽ đánh nhà mùa đông và nhà mùa hạ; những nhà bằng ngà voi sẽ bị phá, và những nhà lớn sẽ bị hủy diệt, Đức Giê-hô-va phán vậy". Amen.
          Chúng ta cùng nhau cầu nguyện, và như tôi đã nói tối qua, tôi sẽ giảng mỗi đêm, nếu quí vị đang tương giao với Đức Chúa Trời, tôi mời quí vị giờ đây hãy đến với tôi khi chúng ta hiệp một trong sự cầu nguyện, nguyện lời thỉnh cầu bay lên tới Đức Chúa Trời, xin Ngài phán cùng chúng ta. Tôi mong quí vị muốn gặp gỡ với Đức Chúa Trời – tôi biết, khi đứng ở đây trên toà giảng, tôi cần phải gặp gỡ Đức Chúa Trời, và tôi hy vọng quí vị cần phải gặp Đức Chúa Trời và cảm thấy mình có nhu cần về sự gặp gỡ đó, rồi tìm kiếm và đeo đuổi Ngài và tiếng phán của Ngài tối nay. Nếu quí vị chưa găp Ngài, hãy dò xét lòng mình ngay lúc nầy đây. Có thể quí vị chưa phải là Cơ đốc nhân, quí vị chưa được sanh lại, hay quí vị chưa làm hoà lại với Đức Chúa Trời trong vai trò một Cơ đốc nhân. Phải, hãy đến ngay giờ nầy, rồi hãy nói: 'Lạy Chúa, xin phán cùng con'. Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì Ngài quả là Đức Chúa Trời, và xin đừng im lặng. Ngài là Đức Chúa Trời là Đấng đang phán dạy, Ngài có đôi điều để nói với chúng con và với thế hệ mà chúng con đang sinh sống trong đó. Ôi Chúa, chúng con cảm tạ Ngài vì lời hứa rằng người nào đến với Đức Chúa Trời phải tin rằng có Đức Chúa Trời, và Ngài là Đấng ban thưởng cho kẻ nào tìm kiếm Ngài. Lạy Chúa, chúng con đang tìm kiếm Ngài tối nay; Lạy Chúa, chúng con đang tìm kiếm mặt Ngài; Lạy Chúa, chúng con tối nay xin Ngài gặp gỡ chúng con. Hãy đến hỡi Đấng Toàn Năng để giải cứu, chúng con cầu xin Ngài hạ cố với chúng con, quăng xa tội lỗi của chúng con đi rồi ngự vào, thành hình trong chúng con hôm nay. Lạy Chúa, xin làm thoả mãn từng nhu cần. Chúng con đang lắng nghe sáng nay về Êsai, ông đã tuyên xưng: 'Khốn nạn cho tôi!', và khi ông xưng ra nhu cần của ông Ngài đã làm thoả mãn ngay lập tức cho ông đúng nhu cần của ông. Lạy Chúa, xin làm thoả mãn nhu cần của con, xin làm thoả mãn mọi nhu cần của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cần Ngài, chúng con cần ân sũng của Ngài, chúng con cần ơn thương xót của Ngài, chúng con cần quyền phép của Ngài, chúng con cần sự đổ ra của Thánh Linh Ngài. Vì vậy, trong danh của Chúa Jêsus chúng con, Đấng đã bị đóng đinh trên thập tự giá, đã sống lại và được tôn cao, chúng con cầu xin Đức Thánh Linh ngự đến, ban ra lẽ thật nói tới Đức Chúa Trời. Ôi Chúa, xin giúp con, con cầu nguyện trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ. Amen.

Họ đã bị sốc khi vị tiên tri của Đức Chúa Trời xây sang họ
và hết thảy dường như thấy mình như bị đay nghiến nhiều khi bị ông kiểm điểm về sự quá phạm và tội lỗi của họ...

          Sau khi công bố sự phán xét giáng trên sáu nước dân Ngoại ở chương 1 và ba câu đầu tiên của chương 2, tiên tri Amốt xây sự chú ý của ông sang dân sự của Đức Chúa Trời. Ông khởi sự với xứ Giuđa từ câu 4 trở đi ở chương 2, rồi kế đó ông xây sang Israel và ông giải thích lý do tại sao sự phán xét sẽ xảy đến giáng trên họ. Tất nhiên là họ mong mỏi rằng Đức Chúa Trời sẽ xét đoán các dân Ngoại, nhưng họ bị sốc khi vị tiên tri của Đức Chúa Trời xây sang họ và hết thảy dường như thấy mình bị đay nghiến nhiều khi ông kiểm điểm về sự quá phạm và tội lỗi của họ. Quí vị sẽ nhớ lại, một khi quí vị có mặt ở đây tối qua, rằng Vương quốc phía Bắc Israel – quốc gia đã bị phân chia thành hai vương quốc, 10 chi phái ở phía Bắc, hai chi phái ở phía Nam, Israel phía Bắc, Giuđa phía Nam – Vương quốc phía Bắc Israel mà Amốt đang rao giảng cần phải hưởng sự hoà bình, thịnh vượng, và ngay cả cơn phấn hưng tôn giáo đủ loại nữa. Mọi việc đang tiến triển suông sẻ, và dân sự đang tham dự các buổi thờ phượng tôn giáo. Quí vị cần phải dâng lời cảm tạ về mọi sự ấy, có phải không? – và khi họ đã đến với những buổi thờ phượng tôn giáo đó, họ sẽ mang theo bên mình những của lễ cùng các ân tứ thật rời rộng. Trước mọi dự tính cùng các mưu mô, trước con mắt xác thịt, mọi sự dường như suông sẻ ở phía Bắc – còn ở đây là bài học mà quí vị sẽ tiếp thu tối nay, và xuyên suốt cả loạt bài nầy: có những việc không luôn diễn ra như họ mong đợi. Bạn có biết việc ấy không? Các tiên tri thực của Đức Chúa Trời không nhìn vào dáng dấp bên ngoài thôi đâu, các tiên tri thật của Đức Chúa Trời quan sát y như Đức Chúa Trời quan sát vậy, họ nắm lấy tấm lòng. Sâu xa y như Israel đã quan tâm, đây là khoảng thời giờ tốt nhứt; còn về mặt thuộc linh, như vị tiên tri có thể nhìn thấy, và như Đức Chúa Trời có thể xem thấy, đây là khoảng thời gian tệ lậu nhất đấy thôi.
          Từ chương 3 thẳng đến chương 6, Amốt giảng ba bài. Tôi gọi đấy là ba bản án, và ông giới thiệu từng bản án đó với tiếng kêu la nầy - câu 1 của chương 3: 'Hãy nghe lời nầy', câu 1 của chương 4: 'Hãy nghe lời nầy', câu 1 của chương 5: 'Hãy nghe lời nầy'. Ông muốn họ hãy lắng nghe lời của Đức Chúa Trời, và sự thách thức dành cho dân Israel trong thời của ông và sự thách thức dành cho chúng ta trong thời của chúng ta là: chúng ta có nhìn vào mọi sự như chúng vốn có, hay chúng ta sẽ lắng nghe lời nầy, là Lời của Đức Chúa Trời? Chúng ta sẽ nhìn xem mọi việc theo cách Đức Chúa Trời nhìn xem chúng hiện có trong xứ sở, trong hội thánh, trong nhà cửa, trong gia đình, trong đời sống của chính chúng ta không? Chúng ta sẽ quan sát mọi việc theo như chúng vốn có, hay chúng ta sẽ lắng nghe Đức Chúa Trời? Quí vị thấy đấy, mọi sự dường như suông sẻ, nhưng vấn đề lớn lao là: Đức Chúa Trời nhìn xem vấn đề như thế nào? Amốt, tên của ông chúng ta đã thấy có ý nghĩa 'gánh nặng', ông bị đè nặng vì ông không chấp nhận dư luận về các điều kiện hiện chiếm ưu thế về kinh tế, về chính trị, và về tôn giáo – nhưng lỗ tai ông thì hướng về Đức Chúa Trời, và vì cớ đó ông bị bối rối với chính gánh nặng của Đức Chúa Trời.
          Vì vậy, sứ điệp thứ nhứt của ông là những gì chúng ta sẽ nhìn vào tối nay ở chương 3, và thật là hiệu quả khi đó là phần biện minh từ vị tiên tri chỉ ra lý do tại sao ông đang rao giảng sự phán xét giáng trên dân sự của Đức Chúa Trời. Quí vị thấy đấy, Israel đã phản kháng, họ đang thốt ra đôi điều đại loại như sau: 'Làm sao Đức Chúa Trời của chúng ta, Giêhôva Đức Chúa Trời giao ước của chúng ta, lại giáng sự phán xét trên chúng ta chứ? Chúng ta là tuyển dân của Ngài mà!' Tất nhiên, chúng ta biết rõ từ Phục truyền luật lệ ký chương 7 rằng đấy là trường hợp, Đức Chúa Trời rất dịu dàng phán cùng họ ở đó: 'Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ lời thề mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, nên Đức Giê-hô-va nhờ tay mạnh rút các ngươi ra, chuộc khỏi nhà nô lệ, và cứu khỏi tay Pha-ra-ôn, vua xứ Ê-díp-tô'. Nhưng quí vị thấy đấy, dù họ được tuyển chọn bởi Đức Chúa Trời, đấy chính là lý do tại sao Đức Chúa Trời sẽ phán xét họ. Họ đã phản kháng: 'chúng tôi là tuyển dân của Ngài!', còn Đức Chúa Trời thì phán cùng họ: 'Phải, đấy là lý do tại sao Ta sẽ phán xét các ngươi'.

...đấy chính là lý do cho sự phán xét của họ – không một lời bào chữa để thoát khỏi sự phán xét đó...
         
          Vì vậy, nếu quí vị thích, mục đích đầu tiên của bài giảng nầy của ông, hay bản án của ông gán cho họ, nằm trong một sự biện minh lý do tại sao ông rao giảng sự phán xét, như sau: 'Ta đã rao giảng sự phán xét cho các ngươi vì cớ sự tuyển chọn các ngươi'. 'Các ngươi là dân sự của Đức Chúa Trời', ở các câu 1 và 2 ông nói rằng: 'Ta đã đem các ngươi lên khỏi đất Ê-díp-tô', câu 2: 'Ta đã biết chỉ một mình các ngươi trong mọi họ hàng trên đất; vậy nên ta sẽ thăm phạt các ngươi vì mọi sự gian ác các ngươi'. Quí vị thấy đấy, Đức GIÊHÔVA đã giải cứu Israel ra khỏi vòng nô lệ của người Aicập, rồi gọi họ là một dân đặc biệt, một dân thánh, một chứng nhân cho các nước chung quanh, và đấy chính là lý do cho sự phán xét của họ – không một lời bào chữa để thoát ra khỏi sự phán xét đó. Tôi có thể thốt ra cùng ứng dụng ấy cho hội thánh của Đức Chúa Jêsus Christ hôm nay không? Giờ đây, tất nhiên là có một cuộc tranh cãi lớn lao về sự tuyển chọn, và tôi sẽ không yêu cầu quí vị đưa tay lên nếu quí vị là người thuộc hệ phái Calvin – nhưng họ thường đưa hai tay lên cho dù là thế nào đi nữa! – hoặc nếu quí vị là một một người Armin ... và quí vị lấy làm lạ: 'Được thôi, ông là ai chứ?' Vâng, có lẽ tôi là cả hai đấy, có khi cùng một thời điểm nữa – điều ấy thực sự làm cho quí vị nhầm lẫn tối nay! Tôi có niềm tin về các lẽ đạo quan trọng nầy như chúng vốn có, vì chúng là những lẽ đạo trong Kinh thánh có trong Lời của Đức Chúa Trời, nhưng hầu hết cuộc tranh luận đang tiếp diễn về sự tuyển chọn và sự tiền định tuyệt đối là vô ích. Chúng là những lẽ đạo quí báu, nhưng phần nhiều cuộc tranh cãi tạo ra bầu không khí nóng nảy và hơi nóng hơn là ánh sáng. Nhưng bất luận quan điểm nào của quí vị về các lẽ đạo quan trọng nầy, tôi nghĩ tôi yên tâm khi nói rằng mọi phía đều ở trong sự đồng ý ở chỗ sự tuyển chọn trong Kinh thánh luôn luôn có một mục đích. Tuy nhiên, dân sự của Đức Chúa Trời đã được tuyển chọn, sự tuyển chọn ấy luôn luôn có với một mục đích. Israel được tuyển chọn bởi Đức Chúa Trời để trở thành chứng nhân của Đức GIÊHÔVA cho các nước dân Ngoại ở chung quanh, và cũng một thể ấy hội thánh được tuyển chọn trong Đấng Christ để trở thành, như Chúa Jêsus phán, sự sáng của thế gian – Mathiơ chương 5: 'Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời'.
          Quí vị thấy đấy, sự tuyển chọn luôn luôn là vì một mục đích. Chúa Jêsus phán về chính mình Ngài ở Giăng 15:16 với các sứ đồ: 'Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi'. Sứ đồ Phaolô một lần nữa, trong chương quan trọng ở Êphêsô 1, ở đây ông đụng đến sự tiền định và sự tuyển chọn, chép: 'trước khi sáng thế, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ, đặng làm nên thánh', có mục đích, 'không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời' . Quí vị có thấy như thế không? Sự tuyển chọn là vì một mục đích, và chúng ta đã nhìn thấy tối qua nơi nào có đặc ân – và có một đặc ân lớn lao trong việc trở thành chi thể trong cộng đồng của Đức Chúa Trời – cũng có một trách nhiệm nữa. Nếu quí vị là một người tối nay nhắc tới lẽ đạo tuyển chọn trong Kinh thánh, dù quí vị hiểu lẽ đạo ấy, có phải quí vị cũng hiểu rõ phần trách nhiệm phải có trong việc trở thành một chứng nhân cho Đấng Christ trong thời buổi và trong thế hệ nầy không? Vì trách nhiệm đến với đặc ân, và phải có một sự trình sổ cùng với trách nhiệm đó. Quí vị cần phải trình sổ vì là một chi thể trong hội thánh. Một thuộc viên hội thánh bày tỏ với vị Mục sư sau một buổi thờ phượng: 'Tôi không biết lý do tại sao ông rao giảng về tội lỗi của Cơ đốc nhân', Họ nói: 'Rốt lại, tội lỗi của Cơ đốc nhân rất khác biệt với tội lỗi của người chưa được cứu'. Vị Mục sư đáp lại như sau: 'Đúng, họ rất khác đấy, họ còn tệ hại hơn nữa kìa!' Họ tệ hại hơn, là vì cớ sự tuyển chọn của chúng ta. Đấy là lý do tại sao Amốt được xưng công bình trong việc đem một sứ điệp nói tới sự phán xét cho Israel và cho Giuđa, vì cớ sự tuyển chọn của họ – Đức Chúa Trời đã cứu họ với một giá rất cao, hỡi con cái Đức Chúa Trời, giá ấy chính là huyết của Chúa Jêsus!

Người nào thuộc về Đức Chúa Trời cần phải có và buộc phải đòi hỏi nơi họ những tiêu chuẩn cao hơn ...
         
          Sự việc rất là nghiêm trọng, đấy là lý do tại sao Cơ đốc nhân phạm tội là một vấn đề nghiêm trọng, đấy là lý do tại sao tội lỗi trong hội thánh là một vấn đề nghiêm trọng - vì, như Phierơ đã nói ở I Phierơ 4:17, sự phán xét phải bắt đầu từ nhà của Đức Chúa Trời. Đấy là điều quí vị tìm thấy trong sách Amốt và nhiều sách của các vị tiểu tiên tri và đại tiên tri khác nữa: Đức Chúa Trời sẽ đến viếng dân sự Ngài với một sứ điệp nói tới sự phán xét – tại sao chứ?        
          Vì người nào thuộc về Đức Chúa Trời cần phải có và buộc phải đòi hỏi nơi họ những tiêu chuẩn cao hơn. Vì vậy, trước hết ông kể ra sự tuyển chọn của họ như một biện minh cho sứ điệp mạnh mẽ như thế nầy, nhưng thứ hai Israel đang thể hiện sự phản kháng của họ. Đấy là việc thường xảy ra, quí vị thấy đó, họ khởi sự tấn công nhà truyền đạo. Họ dám nói: 'Kẻ chăn tầm thường, gã làm ruộng nầy, tên chăn bầy nầy có quyền gì chứ, dám lăng mạ chúng ta và cảnh báo chúng ta về sự phán xét chứ? Hắn nghĩ hắn là ai vậy? Thậm chí hắn không phải là một nhà tiên tri chuyên nghiệp nữa, cha của hắn không phải là một vị tiên tri, và hắn chưa hề đến với một chủng viện tiên tri nào hết'. Vì vậy, Amốt kể sự Đức Chúa Trời ủy thác ông trong vai trò một tiên tri là một sự biện minh cho ông đem sứ điệp nói tới sự phán xét nầy đến. Chúng ta nhìn thấy vấn đề nầy ở câu 3: 'Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao? ' Quí vị thấy đấy, Amốt và Đức Chúa Trời đã cùng đi với nhau vị họ đã nhất trí với nhau.
          Hãy nhìn vào câu 4: 'Nếu sư tử không bắt được mồi, thì há có gầm thét trong rừng sao? Sư tử con nếu không bắt được gì, thì há có làm vang những tiếng kêu từ nơi sâu của hang nó sao?'. Rồi, câu 8: 'Khi sư tử gầm thét, thì ai mà chẳng sợ? Khi Chúa Giê-hô-va đã phán dạy, thì ai mà chẳng nói tiên tri?' Chúng ta đã nhìn thấy tối qua từ chương 1 và câu 2 là Đức Chúa Trời đang gầm rống giống như con sư tử với Israel và Giuđa. Đây là sứ điệp của Đức Chúa Trời, Ngài đang tỏ ra cơn thạnh nộ của Ngài! Và Amốt đã ở trong sự nhất trí với Đức Chúa Trời trong mọi sự, vì ông đã đồng đi với Đức Chúa Trời. Thực vậy, những điều Đức Chúa Trời đã làm, chúng ta đọc ở câu 5. Ngài đang giăng bẫy để bắt hạng tội nhân: Con chim, nếu chẳng có bẫy gài để bắt nó, thì nó há sa vào trong lưới giăng ra trên đất sao?” Như chúng ta biết đó, Israel sẽ bị chinh phục, bởi Đế quốc phương Bắc Asiri; và nước phía Nam Giuđa sẽ bị chinh phục rồi bị dẫn vào cuộc lưu đày trong xứ của đế quốc chiến thắng, một đế quốc vĩ đại hơn. Mọi sự Amốt nói sẽ được thực hiện, khi ông phát biểu ở đây trong câu 6, ông sẽ thổi kèn để cảnh cáo dân sự rằng Đức Chúa Trời công bình nầy sẽ đến với dân sự Ngài để họ phải bị vị tiên tri cảnh cáo họ: họ đã bị cảnh cáo vì họ không đồng đi với Đức Chúa Trời. Họ đã không đồng đi với Đức Chúa Trời, và sở dĩ có hậu quả như thế là vì họ không chịu nghe theo Đức Chúa Trời, vì họ không ở trong sự nhất trí với Đức Chúa Trời giống như vị tiên tri. Đức Chúa Trời đã chia sẻ mọi sự kín nhiệm của Ngài với Amốt hầu cho ông có thể rao giảng việc ấy ra, trỗi nó lên như một tiếng kèn và cảnh cáo họ. Giờ đây, có nhiều bài học quan trọng mà tôi không có thì giờ đủ tối nay, một số bài học trong đó là quan trọng nhắm vào ân tứ của vị tiên tri, cả Cựu và Tân Ước, và thể nào Đức Chúa Trời, khi Ngài sắp tỏ ra một việc gì đó, Ngài tỏ ra cho các tiên tri Ngài trước tiên để họ lên tiếng cảnh cáo dân sự. Sự việc thật là lạ lùng – nhưng ở đây Đức Chúa Trời đang chia sẻ với Amốt thân quen, đáng tin cậy của Ngài, những lẽ mầu nhiệm có trong tấm lòng của Ngài. Tôi nói cho quí vị biết điều nầy: tôi không biết nhiều lắm đâu, nhưng tôi biết nhiều về việc nầy đây, ấy là chúng ta cần một mảng về tiên tri trên các toà giảng của chúng ta ngày nay. Chúng ta cần, một giọng nói tiên tri thật hiệu quả, những người nào sẽ nói cho mọi thời đại vì họ đã lắng nghe trực tiếp từ Đức Chúa Trời – đấy đúng là những điều Amốt đã nghe, ông vốn chẳng khác gì một nhà nghiên cứu thần học, có lòng quan tâm, ông không phải là một nhà truyền đạo, song ông là một nhà nông mà Đức Chúa Trời đã gặp gỡ. Vì ông đã đồng đi với Đức Chúa Trời, và ở trong sự nhất trí với Đức Chúa Trời, ông đã lắng nghe từ Đức Chúa Trời và ông đã rao giảng ra sứ điệp mà ông đã nghe biết – và phương thức luôn luôn là như thế.

Đức Chúa Trời bày tỏ tấm lòng của Ngài ra cho Amốt vì, dù ông chẳng ra chi ở trước mắt của hầu hết mọi người,
ông có mối tương giao với Đức Chúa Trời...
         
          Ở Châm ngôn 29 và câu 18 chép như sau: 'Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ!' Đôi khi tôi nghĩ chúng ta bỏ qua mục tiêu của bản dịch một khi chúng ta quá quen thuộc với. Đây là ý nghĩa thật của câu ấy: 'Ở đâu chẳng có sự khải thị nào hết', loại mặc khải ấy, 'dân sự không còn kềm chế được nữa'. Khi chẳng có một ai nói cho chúng ta biết mọi điều Đức Chúa Trời đã phán dạy, dân sự bèn làm những gì họ ưa thích – dân sự của Đức Chúa Trời! Thực vậy, quí vị có một minh hoạ đáng kinh ngạc về điều nầy ở I Samuên trong thời kỳ Các Quan Xét. Quí vị còn nhớ có câu nói quan trọng nầy vào thời ấy hay không: 'Trong lúc đó, không có vua nơi Y-sơ-ra-ên, mọi người cứ làm theo ý mình tưởng là phải'. Thầy tế lễ Hêli đã bị mù, đúng là một hình ảnh của dân sự Đức Chúa Trời trong thời ấy – mù loà do tội lỗi của họ. Kinh thánh chép, các con trai Hêli đã tự làm băng hoại và chẳng nhìn biết Đức GIÊHÔVA. Có phải quí vị biết những gì Đức Chúa Trời phải làm không? Ngài phải phán với một đứa trẻ, là Samuên. Chẳng một ai đồng đi với Đức Chúa Trời hay đồng ý với Đức Chúa Trời, và chúng ta đọc trong I Samuên 3 và câu 1: 'Sa-mu-ên thơ ấu phục sự Đức Giê-hô-va tại trước mặt Hê-li. Trong lúc đó, lời của Đức Giê-hô-va lấy làm hiếm hoi, và những sự hiện thấy chẳng năng có' – và vì chẳng có một mặc khải nào công khai cả, cho nên dân sự bèn phóng tứ, không kềm chế được. Quí vị có nhìn thấy điều nầy chưa?
          Đức Chúa Trời đã bày tỏ tấm lòng của Ngài ra cho Amốt vì, dù ông chẳng ra gì trước mắt của đại đa số dân sự, ông đã ở trong mối tương giao với Đức Chúa Trời. Giờ đây, học vấn là tốt đấy, và tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì cái tước phẩm mà tôi đang có. Kinh nghiệm cũng quan trọng đấy, và nhiều người trong quí vị có nhiều kinh nghiệm hơn tôi. Ân tứ là một thứ cao trọng lắm đến từ bàn tay của một Đức Chúa Trời giàu ơn, và sự hiểu biết Kinh thánh vốn quan trọng khi có cần cho sự giảng dạy – song không một điều nào trong số nầy sẽ tạo thành một đấng tiên tri cho Đức Thánh Linh! Thi thiên 25 câu 14 chép: 'Đức Giê-hô-va kết bạn thiết cùng người kính sợ Ngài, tỏ cho người ấy biết giao ước của Ngài'. Quí vị có hiểu không? Quí vị phải đồng đi với Đức Chúa Trời. Chính Murray M'Cheyne, là một người thuộc hệ phái Trưởng Lão, ông đã nói: 'Chẳng phải những ta-lâng mà Đức Chúa Trời chúc phước cho quan trọng nhiều cho bằng tình trạng giống với Chúa Jêsus' – Tôi thích câu nói ấy. Có phải quí vị biết quí vị trở nên giống với những người mà quí vị để nhiều thì giờ với, những người mà quí vị đồng đi với không? Chỉ có một người đồng đi với Đức Chúa Trời mới có thể lắng nghe từ Đức Chúa Trời để nói thay cho Đức Chúa Trời và nói: 'Hãy nghe lời nầy! Hãy nghe lời nầy! Hãy nghe lời nầy!'
          Cho phép tôi hỏi quí vị một câu nhé: ai đang rao giảng cho Đức Chúa Trời hôm nay? Tôi không muốn quí vị hiểu sai tôi, vì có nhiều diễn giả lắm – nhưng quí vị có thể dạy một con vẹt nói được tiếng người, thực vậy, Đức Chúa Trời khiến một con lừa nói được tiếng người kìa! Có nhiều bài giảng cho từng cơ hội sẵn có để rao giảng từ chữ một, quí vị có thể tải xuống từ mạng Internet – nhưng đâu là các tiên tri rao giảng cho Đức Chúa Trời, đồng đi với Đức Chúa Trời, nhất trí với Đức Chúa Trời, nói thay cho Đức Chúa Trời vì họ đã lắng nghe từ Đức Chúa Trời? Tôi tin chúng ta có một sự thiếu hụt về những người nam người nữ nói thay cho Đức Chúa Trời – vì có một ít người thực sự đồng đi với Đức Chúa Trời! Ngay trước khi nổ ra cơn phấn hưng ở Hebrides, Mục sư Duncan Campbell gặp một vị Mục sư tại bến tàu Lewis cùng hai nhân viên trong văn phòng của ông. Y như lúc ông ông bước ra khỏi tàu, có một trưởng lão đến bên ông rồi đối mặt ông với mấy lời như thế nầy đây: 'Ông Campbell, tôi có thể hỏi ông câu nầy không: ông có đồng đi với Đức Chúa Trời không?' Mục sư Duncan Campbell đáp: 'Ồ, đây là những người chuyên kinh doanh, những người e sợ có bàn tay lạ chạm vào Hòm Giao Ước'.

Tối nay, tôi có thể hỏi quí vị: Hỡi Cơ đốc nhân: có phải quí vị đồng đi với Đức Chúa Trời không?
 Quí vị đáp: Ông nói gì thế? Đồng đi với Đức Chúa Trời ư?'...
         
          Tối nay tôi có thể hỏi quí vị, hỡi Cơ đốc nhân: có phải quí vị đồng đi với Đức Chúa Trời không? 'quí vị đáp: Ông nói gì thế, đồng đi với Đức Chúa Trời ư?' Phải, tôi chưa để thì giờ ra để bước vào việc ấy – có nhiều bài giảng, có thể là một loạt bài giảng nữa kìa! Chúng ta được truyền cho ‘phải bước đi trong sự sáng như Ngài là sự sáng', xưng tội, đấy là một phần trong những gì đúng là đồng đi với Đức Chúa Trời – cứ thế. Chúng ta được truyền cho phải 'ăn ở cách thận trọng', nghĩa là ăn ở cách khôn khéo, cẩn thận, chớ không phải như kẻ dại. Có nhiều việc có thể nói cho chúng ta biết thể nào là đồng đi với Đức Chúa Trời, nhưng tôi muốn nhắm vào phân đoạn Kinh thánh tối nay, chương 3 và câu 3, Amốt nói: 'Nếu hai người không đồng ý với nhau, thì há cùng đi chung được sao?'. Đồng đi với Đức Chúa Trời là phải ở trong sự nhất trí với Đức Chúa Trời, và nếu quí vị muốn nhận lãnh gánh nặng của Đức Chúa Trời – và có thể quí vị không muốn, vì đấy là một việc rất đau khổ và không thích nghi để tiếp nhận từ Đức Chúa Trời vào mọi thời điểm – nhưng nếu quí vị muốn có mối tương giao với Đức Chúa Trời, giống như Amốt, vì dân sự của Đức Chúa Trời và vì xứ sở của chúng ta; nếu quí vị nhìn qua bên kia sự nông cạn, dường như mọi sự cứ hiển hiện như thế, và nhìn thấy mọi việc theo cách mà Đức Chúa Trời đang nắm giữ chúng – đấy là cách nói tới sự mặc thị, để nhìn thấy mọi việc theo cách mà chúng vốn thực có – và nếu quí vị phải trình với Đức Chúa Trời về thế hệ nầy, và không những tôi đang nói tới các nhà truyền đạo vì mọi người trong chúng ta đều đang đồn nhảm về Tin Lành, hết thảy chúng ta, như chúng ta đã nghe sáng nay, được dùng để nói tới Đức Chúa Jêsus Christ; và nếu chúng ta muốn tạo ra một cái chạm vào ngày nầy và thế hệ trong đó chúng ta đang sinh sống, chúng ta phải đồng đi với Đức Chúa Trời – và có nghĩa là chúng ta phải nhất trí với Đức Chúa Trời!
          Có thể là quí vị chưa hiểu trọn những gì tôi đang trình bày tối nay. Tôi nhớ cách đây mấy năm, tôi có đặc ân gặp gỡ Mục sư Rex Mathie tại nhà tôi, ông đang rao giảng trên toà giảng. Tôi có thì giờ trao đổi cách mật thiết với ông, và một trong những thắc mắc cứ dò xét lòng tôi lúc bấy giờ là sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là như thế nào!?! Tôi hỏi ông ấy: 'Ông nói sao về sự đầy dẫy Đức Thánh Linh? Đâu là kinh nghiệm cụ thể, duy trì sự đầy dẫy ấy hàng ngày trong cuộc sống mỗi ngày của ông?' Ông đáp: 'David ơi, tôi tin sự đầy dẫy Đức Thánh Linh là mặt kia của đồng tiền địa vị Chủ Tể của Đức Chúa Jêsus Christ', và đây là cách mà ông trình bày việc ấy với tôi: 'David ơi, khi ông và Chúa Jêsus không tranh luận về bất cứ điều chi, thì ông sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh'. Có phải hai người có thể cùng đi với nhau một khi họ đồng ý với nhau không? Tôi tự hỏi, ở đây tối nay có phải quí vị và Chúa Jêsus đang tranh luận về một việc gì đó chăng? Hai người có thể đồng đi với nhau nếu họ không đồng ý với nhau chăng?
          C.T. Studd trên một lần về nghỉ phép, ông quyết định đến dự hội nghị Keswick. F.B. Meyer là diễn giả trong dịp đó, và người ta yêu cầu C.T. Studd lên diễn đàn rồi đưa ra tường trình khoảng 15 phút về công việc của ông ở châu Phi. Ông đã tường trình theo yêu cầu đó, có một việc đáng kinh ngạc đã xảy ra trong buổi nhóm ấy: Đức Chúa Trời hạ cố. Một ý thức về Thánh Linh của Đức Chúa Trời đầy dẫy nơi nhóm lại, và có một sự tan vỡ giáng trên hội chúng, và dân sự bắt đầu khóc lóc khi ông thổ lộ cho họ thấy kinh nghiệm của ông trong sự hầu việc Chúa ở đại lục lớn lao kia. Khi ông bước xuống khỏi toà giảng, F.B. Meyer, thực sự là ông cũng không biết phải làm gì khi ấy. Ông không thể giảng được. Sau buổi nhóm Meyer đến tìm Studd, và ông chỉ thốt ra có ba từ với ông ấy: 'What is it?' [Chuyện gì thế?] Ông muốn nói: 'Chuyện gì đã xảy ra vậy? Sao ông làm được việc ấy chứ?' – tất nhiên là không phải ông ấy đâu, mà là Đức Chúa Trời. Đây là những gì C.T. Studd nói với F.B. Meyer, một nhà chú giải và truyền đạo lỗi lạc về Lời của Đức Chúa Trời, ông không thể nói chi khác tại Hội nghị Keswick, còn C.T. Studd, vị giáo sĩ tan vỡ kia, đã nói: 'Có phải ông đã dâng hết mọi chìa khoá của cuộc đời ông cho Đức Chúa Jêsus Christ chăng?' Có phải ông biết điều ấy có nghĩa gì rồi không? Giống như mấy cái chìa khoá nhà cửa của ông, từng phòng một, có phải đã dâng từng chi tiết, từng chỗ kín nhiệm cho Đức Chúa Jêsus Christ, để Ngài làm cho nó được đầy dẫy không?

Sự phán xét sẽ đến trực tiếp liên quan với tội lỗi và sự tái phạm của họ,
và vì họ đã bất chấp Lời của Đức Chúa Trời...
         
          Meyer nhận ra rằng ông đã không hề làm việc ấy, rồi buổi tối hôm ấy, sau khi hội nghị xong, một mình ông đến với Đức Chúa Trời rồi bắt đầu dâng hết mọi chìa khoá cho Ngài. Ông đã dâng chìa khoá gia đình, ông đã dâng chiếc chìa khoá của cải, ông dâng chìa khoá tương lai và sức khoẻ của ông, rồi ông tìm cách làm theo Hêbơrơ 12 những gì chúng ta được kêu gọi phải lo làm: gạt qua một bên từng thứ tội lỗi, và gánh nặng vương vấn chúng ta, giữ chúng ta ở ngoài cuộc chạy – nhưng có một chìa khoá trong cuộc sống của F.B. Meyer là một nan đề thực sự chưa dâng. Quí vị có biết chìa khoá đó là gì không? Đó là chìa được lòng người trong vai trò một nhà truyền đạo, đây là tiếng tăm của ông là một nhà chú giải Lời của Đức Chúa Trời – ông chưa dâng chiếc chìa khoá đó! Ông đã nghe Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán cùng ông trong giây phút ấy, trong cơn khủng hoảng đó, và Đức Chúa Trời phán: 'Dâng mọi sự hay chẳng dâng gì hết! Vâng phục từng phần là sự bất tuân'. Giống như Giacốp, ông đã vật lộn với Đức Chúa Trời, và ông đã tan vỡ rồi ông phó dâng tiếng tăm mình và Đức Chúa Trời đã đến gặp gỡ ông!
          Cho phép tôi hỏi quí vị tối nay: có phải quí vị đã dâng hết mấy cái chìa khoá của cuộc đời quí vị cho Chúa chưa? Đấy là ý nghĩa của đồng đi với Đức Chúa Trời, ở trong sự nhất trí với Ngài, chớ không phải ở trong sự tranh luận với Ngài về bất cứ việc gì. C.T. Studd và F.B. Meyer đã trở thành đôi bạn vĩ đại sau sự cố đó, và họ chỉ gọi nhau 'C.T.''F.B.'. C.T. về sau đến dự hội nghị khác ở Keswick gặp F.B. Meyer một lần nữa là diễn giả, và họ đã chia sẻ một túp lều với nhau. Lúc sáng sớm F.B. bị C.T. đánh thức trên hai đầu gối với ngọn nến cùng quyển Kinh thánh đang mở ra, và ông đã bật khóc. F.B. Meyer nói với ông ấy như sau: 'Có chuyện gì vậy anh? Anh đang làm gì thế?', rồi hai hàng nước mắt chảy dài trên gò má, ông nói: 'Chúa phán cùng tôi sáng nay khi tôi thức giấc, và Ngài phán 'Nếu ngươi yêu mến ta, hãy giữ các Điều răn ta', và có nhiều điều mà tôi không vâng theo!' – đấy là C.T. Studd! Lý do để ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên đời sống ông, ấy là ông đã đồng đi với Đức Chúa Trời, có nghĩa là ông đã ở trong sự nhất trí với Đức Chúa Trời.
          Họ đang thắc mắc Amốt là tiên tri của Đức Chúa Trời, sứ điệp của ông nói tới sự phán xét, và ông nói với họ: 'Cái điều đáng được biện minh là vì sự tuyển chọn các ngươi, Đức Chúa Trời mong mõi nhiều nơi các ngươi, sứ mệnh của tôi là một tiên tri, điều nầy là chắc chắn. Tôi đã đồng đi với Đức Chúa Trời, và tôi đang ở sự nhất trí với Đức Chúa Trời, đấy là lý do tại sao tôi đã nghe thấy từ Đức Chúa Trời – còn các ngươi thì không'. Những gì ông thốt ra thật có linh nghiệm nhiều, thổi ra tiếng kèn phán xét nầy: có những hậu quả khi các ngươi từ chối những tiên tri được ủy thác của Đức Chúa Trời, khi các tiên tri của Ngài kêu lên: 'Hãy nghe Lời nầy!', thì các ngươi không chịu nghe. Ở câu 3 cho đến câu 8, chúng ta đọc đi, vị tiên tri nói rất mạnh mẽ: 'Sự phán xét giáng xuống không phải là không có lý do' – và nếu quí vị nhìn vào những minh hoạ nầy, hết thảy chúng đều có nhân là quả. Ông đưa ra bảy câu hỏi nhân quả tỏ ra cho dân sự nầy thấy sự phán xét sẽ đến trực tiếp liên quan đến tội lỗi và sự tái phạm của họ, và vì họ đã bất chấp Lời của Đức Chúa Trời.
          Tại sao Amốt phải giảng một sứ điệp nói tới sự phán xét? Họ là tuyển dân của Đức Chúa Trời, ông là vị tiên tri được Đức Chúa Trời chỉ định, nhưng có một việc khác nữa: phản ứng của thế giới ở chung quanh Israel là một lý do cho thấy tại sao sự phán xét sẽ xảy đến. Hãy nhìn vào các câu 9 - 10: 'Hãy rao truyền ra trong các đền đài Ách-đốt và trong các đền đài của đất Ê-díp-tô, và nói rằng: Các ngươi khá nhóm lại trên các núi của Sa-ma-ri; hãy xem nhiều sự rối loạn lớn lao ở đó, và những sự bạo ngược giữa nó. Đức Giê-hô-va phán: Chúng nó không biết làm sự ngay thẳng; chúng nó chất chứa của hung dữ và cướp giựt ở trong các đền đài mình'''. Nếu quí vị nhìn vào câu 9, những gì Amốt đang làm là đây: ông đang kêu gọi các dân Ngoại ở chung quanh, Áchđốt là xứ Philstia, dân Philitin, và quí vị biết Aicập ở đâu rồi, và ông đang kêu gọi họ làm chứng nghịch lại Vương quốc phía Bắc với thủ đô của nó là thành Samari, được nhắc tới ở đó phần cuối của câu 9, ông kêu gọi họ làm chứng nghịch cùng thành Samari vì tội lỗi của Israel lớn đến nỗi thậm chí còn kinh khủng hơn những kẻ dân Ngoại tà giáo thờ lạy hình tượng nữa! Liệu Đức Chúa Trời có được xưng công bình trong việc giáng sự phán xét trên Israel không? Có đấy, không những vì cớ sự tuyển chọn họ và vì cớ sự ủy thác của vị tiên tri, mà vì cớ phản ứng của thế giới: đúng là một trò hề khi thế gian bắt quả tang Cơ đốc nhân và hội thánh đang ở trong tội lỗi!

đúng là một trò hề khi thế gian bắt quả tang Cơ đốc nhân và hội thánh đang ở trong tội lỗi!
         
          Kinh thánh chép, tình trạng tà dâm của David với Bátsêba đã cung ứng cơ hội lớn lao cho kẻ thù của Chúa phải phạm thượng. Tôi đã nhắc tối qua hội thánh tại thành Côrinhtô - ồ, họ là những thánh đồ được kêu gọi của Đức Chúa Trời ở chương 1, và họ là một hội thánh rất lôi cuốn, họ được ơn nhiều hơn bất kỳ hội thánh nào khác, như đã có lúc bấy giờ. Tuy nhiên, họ lại say sưa quanh bàn Tiệc Thánh của Chúa, họ đưa nhau ra toà và giặt áo xống bẩn thỉu của mình trong chỗ công khai, chúng ta đọc ở I Côrinhtô 5:1: 'Có tin đồn ra khắp nơi rằng trong anh em có sự dâm loạn, dâm loạn đến thế, dẫu người ngoại đạo cũng chẳng có giống như vậy: là đến nỗi trong anh em có kẻ lấy vợ của cha mình!' – loạn luân và tà dâm. Quí vị có thấy điều chi đang xảy ra ở đây trong hội thánh không? Đúng là một bản cáo trạng, thế gian có thể nhìn vào rồi nói: 'Những Cơ đốc nhân nầy đang chơi trò gì vậy? Hãy nhìn vào mọi điều họ đang làm xem!' Quí vị nói cho tôi biết tối nay, quí vị nói cho tôi biết rằng đấy không phải là điều mà thế gian đã nói riêng cho năm ngoái! Đúng là một cáo trạng khủng khiếp có thể được thấy ở câu 10, một bản dịch đặt ở phần đầu câu nầy như sau: 'Họ không biết cách làm điều phải'. Hãy tưởng tượng một câu nói thể ấy về dân sự của Đức Chúa Trời xem: họ không biết cách làm điều phải!
          Sự tham lam, hình tượng, họ đã biến thái theo từng cách có thể tưởng tượng được, họ đã đâm nghiện đối với sự giàu có và đủ thứ tội lỗi. Họ đã sống giống như nhà nông giàu có mà chúng ta có thể áp dụng nói tới hạng người chưa tin Chúa: 'Ta sẽ phá những kho vựa rồi xây những kho vựa lớn hơn', còn Đức Chúa Trời phán: 'Hởi kẻ dại! Đêm nay linh hồn ngươi bị đòi lại, thì những thứ đó sẽ thuộc về ai?' Nếu quí vị có mặt ở đây tối nay và quí vị chưa được cứu, quí vị cần phải ngồi lại đây – và tôi biết tôi sẽ rao giảng chủ yếu là cho những Cơ đốc nhân, song mọi điều nầy đều được áp dụng cả cho quí vị đấy: ngày phán xét đang tới đến! Quí vị sẽ trình sổ với Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời, dù Ngài là một Đức Chúa Trời yêu thương, Ngài đã sai Cứu Chúa hạnh phước, là Chiên Con của Đức Chúa Trời đến tại đồi Gôgôtha, rồi Ngài chịu thương khó trong chỗ của quí vị, gánh lấy sự xấu hổ của quí vị, gánh lấy địa ngục của quí vị và cơn thạnh nộ của quí vị để tha thứ cho quí vị – nếu quí vị không chịu ăn năn và tin đạo Tin Lành, quí vị sẽ có cơn thạnh nộ ấy thăm viếng trên quí vị cho cả cõi đời đời! Tuy nhiên, hội thánh phạm tội, giống như hội thánh Laođixê họ phải trả lời với Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời Chí Cao nầy, trong Đức Chúa Jêsus Christ – Vị Quan Án –Thầy Tế Lễ là Đấng mà chúng ta nhìn thấy trong các chương mở đầu của quyển sách với đôi mắt rực lửa, ánh mắt có tia X, với hai chơn như đồng sáng, hai bàn chơn của sự phán xét – và Ngài sẽ bước đi như một Quan Án-Thầy Tế Lễ ở giữa cây đèn 7 ngọn tiêu biểu cho 7 Hội thánh ở Á châu, và Ngài sẽ làm gì chứ? Ngài sẽ đánh giá họ, Ngài sẽ cân họ, rồi Ngài phán như vầy đây: 'Ai có tai để nghe hãy nghe, hãy nghe Đức Thánh Linh phán với hội thánh' – giống như Amốt: 'Hãy nghe Lời nầy!' Đức Chúa Trời đang gầm rống giống như sư tử – có phải quí vị đang lắng nghe Ngài không? Laođixê đã nói: 'Ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần chi nữa', còn Chúa Jêsus phán: 'ngươi không biết rằng mình khổ sở, khốn khó, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ'.
          Đức Chúa Trời sẽ phán xét những kẻ nào, Amốt dạy, sử dụng bạo lực và sự bất công để kiếm của cải và quyền lực, câu 10. Ở câu 11, chúng ta đọc thấy Israel sẽ rơi vào tay kẻ thù, và tất nhiên đã xảy ra vào năm 722TC khi quân Asiri ụp đến. Họ đã yên nghỉ trên những giường ngà trong các đền đài đắt tiền, nhà cửa mùa hè và nhà cửa mùa đông của họ sẽ vuột khỏi tay họ, rồi họ sẽ bị dẫn đi như những tù binh chiến tranh. Kẻ giàu sẽ chẳng còn có nhà cửa chi hết, mặc dù họ có nhiều nhà cửa; và sự an ninh tôn giáo do con người lập nên tại Bêtên, ở đó họ đã dựng lên hệ phái tôn giáo của riêng họ, nếu quí vị thích, nó sẽ bị quét sạch hết. Hãy hình dung điều chi sẽ xảy ra ở đây – sự ấy tương đương với những gì Êsai đã nói ở Êsai 63:10, hãy nghe đây: 'Song họ đã bội nghịch, đã làm cho Thần thánh Ngài buồn rầu, Ngài bèn trở làm cừu thù với họ, và chính mình Ngài chinh chiến cùng họ'. Sẽ chẳng có chút gì còn lại trong xứ Israel, câu 12 cho chúng ta thấy: 'Như kẻ chăn chiên chỉ gỡ được hai giò hay một tai ra khỏi họng sư tử, thì những con cái Y-sơ-ra-ên, là những kẻ ngồi tại Sa-ma-ri nơi góc giường và trên thảm của Đa-mách, cũng sẽ được cứu cách như vậy'. Hãy nhớ ai là sư tử ở đây, chính là Đức Chúa Trời – rồi trong sách Xuất Êdíptô ký luật pháp đặt ra rằng nếu người chăn mất một con chiên, người ấy phải đền con chiên đó. Cách duy nhứt người ấy sẽ không phải đền con chiên ấy là phải chứng minh rằng nó đã bị giết bởi một con thú dữ, và người ấy phải chứng minh bằng cách đem về nhà một số chi thể của con chiên chưa bị cắn nuốt – mà người đã rút ra khỏi hàm sư tử một cánh tay hay thứ chi đó giống như vậy. Amốt đang nói: 'Đức Chúa Trời đang gầm rống nghịch lại dân sự mình giống như một con sư tử, và dân tộc sẽ chẳng ăn năn, họ sẽ chẳng chịu nghe – và không bao lâu nữa sẽ chẳng có gì còn lại trừ ra số dân sót mà thôi'.

Tôi có gánh nặng ở đây tối nay, tôi có gánh nặng cho Ireland và cho Vương quốc Anh.
Quí bạn ơi, nếu hội thánh không chịu ăn năn sẽ có sự phán xét!

          Giờ đây, tôi sẽ đưa ra một phát biểu – và quí vị không phải đồng ý về phát biểu đó, nhưng tôi tin việc ấy là sự thật. Từ nhận định của con người – hãy đánh dấu đi, từ nhận định của con người – hội thánh duy nhứt từng là một thế hệ đối với sự tuyệt diệt. Từ nhận định của con người hội thánh từng là, ở bất kỳ địa phương hay địa lý nào, một thế hệ đối với sự tuyệt diệt. Có người nói: 'Hội thánh liên kết với tinh thần của thời đại sẽ trở thành goá phụ trong đời hầu đến'. Nếu hội thánh không chịu nghe tiếng của Đức Chúa Trời, nếu hội thánh không đồng đi cùng Đức Chúa Trời, nếu hội thánh không nhất trí với Đức Chúa Trời, có lẽ hội thánh, dù là ở địa điểm thuộc địa lý nào, đang hướng tới sự hủy diệt. Tôi biết Chúa Jêsus đã phán: 'Ta sẽ xây dựng hội thánh, và các cửa âm phủ không thắng được hội đó' – nhưng cho phép tôi nói cho quí vị biết điều nầy: các hội thánh ở Tiểu Á mà Chúa Jêsus đã nói tới, phần nhiều trong số họ đã không còn nữa trong khoảng thời gian mấy năm vì họ không ăn năn. Đức Chúa Trời đang gây dựng hội thánh của Ngài, có phấn hưng ở Trung hoa và nhiều phần khác trên thế giới, Đức Chúa Trời đang làm việc ấy – nhưng tôi có một gánh nặng tối nay ở đây, tôi có một gánh nặng cho Ireland và cho Vương quốc Anh. Quí bạn ơi, nếu các hội thánh không ăn năn sẽ có sự phán xét đấy!
          Mục sư C.H. Spurgeon đã nói tới tình trạng thế gian trong hội thánh, hãy nghe, tôi sắp kết thúc đây: 'Tôi tin rằng có một lý do cho thấy tại sao hội thánh của Đức Chúa Trời trong thời điểm hiện tại nầy lại có quá ít ảnh hưởng đối với thế gian' – đấy là trong thời của Spurgeon - 'sở dĩ như thế là vì thế gian có nhiều ảnh hưởng trên hội thánh'. Ông nói thêm: 'Hãy chỉ ngón tay của quí vị vào bất kỳ thời kỳ thịnh vượng nào trong lịch sử hội thánh, thì tôi sẽ tìm ra một chú thích bên lề đọc như sau: 'Trong kỷ nguyên nầy, con người sẽ nhìn thấy chỗ mà hội thánh bắt đầu và nơi thế gian kết thúc. Không hề có những thời điểm tốt lành khi hội thánh và thế gian hiệp nhau trong cuộc hôn nhân. Hội thánh càng phân biệt đối với thế gian trong mọi hành động của nó, sự làm chứng của hội thánh càng thực hơn cho Đấng Christ, và sự làm chứng của hội thành càng linh nghiệm hơn khi chống cự lại với tội lỗi'. Phát biểu tại Thần học viện quốc gia thuộc hệ phái Southern Baptist, George Gallup, ông là người thực hiện những thăm dò của viện Gallup, đã nói với các cấp lãnh đạo của giáo hội đó như sau: 'chúng tôi thấy có ít sự khác biệt trong cư xử đạo đức giữa người đi nhà thờ và những kẻ không sống theo tôn giáo. Cấp độ nói dối, lừa đảo và trộm cắp tương tự nhau trong cả hai nhóm. Tám trong mười người Mỹ tự xem mình là Cơ đốc nhân', Gallup nói: 'tuy nhiên, chỉ có phân nửa họ có thể nhận ra nhân vật nào đưa ra Bài Giảng Trên Núi, và số ít người kia có thể nhớ được 5 trong 10 Điều Răn. Chỉ có 2 trong 10 người nói họ sẽ bằng lòng chịu khổ vì đức tin của họ'. Donald Gray Barnhouse, một nhà truyền đạo lỗi lạc một thời, đã nói như vầy: 'Cách đây mấy năm, các nhạc sĩ lưu ý rằng những cậu bé đưa thư ở phần nào đó trong thành phố Luân đôn hết thảy đều huýt sáo khi chúng lo liệu công việc của chúng. Việc ấy được nói tới, và có người cho rằng sở dĩ như thế là vì tiếng chuông của tu viện Westminster nghe yếu quá. Có gì đó sai trái với mấy cái chuông và chúng đã lạc điệu rồi, và mấy cậu bé kia không biết có gì sai với hồi chuông, rồi hoàn toàn tỉnh bơ đối với việc ấy'.
          Hội thánh kết thân với tinh thần của thời đại sẽ trở thành goá phụ trong đời hầu đến. Có phải quí vị đang đồng đi với Đức Chúa Trời không? Có phải quí vị đang nhất trí với Đức Chúa Trời không? Có phải quí vị đang lắng nghe từ Đức Chúa Trời chăng? Có phải quí vị đang thưa chuyện với Đức Chúa Trời? Chúng ta hãy cầu nguyện. Khi chúng ta nhìn vào tình trạng vô mục đích của dân sự Đức Chúa Trời, họ đã lạc lối, họ chẳng bước vào hướng nào cả vì họ không đồng đi với Ngài, trong những giây phút kết thúc nầy, hãy phân tích tấm lòng của quí vị đi. Nếu quí vị bị hỏi bằng câu mà người ta hỏi Duncan Campbell, quí vị sẽ đáp như thế nào? Ồ, quí bạn của tôi ơi, quí vị đang tranh luận gì với Chúa Jêsus? Ai ở đây tối nay sẽ ổn định vấn đề? Có thể có một người chưa được cứu sẽ không ăn năn về một tội lỗi đặc biệt vì quí vị ưa thích nó – có phải quí vị ăn năn về tội ấy tối nay và nhận ra rằng Chúa Jêsus sẽ ban cho quí vị quyền phép để thắng hơn tội lỗi ấy? Nhưng quí vị phải đổi ý đi và để cho Ngài bước vào và thay đổi tấm lòng của quí vị. Hỡi tín đồ tái phạm, có thể đó là việc trong đời sống quí vị mà quí vị ưa thích nó, và nó có một đồn lũy ngay lúc bây giờ, một chỗ đứng trong đời sống của quí vị – liệu quí vị tới đến tối nay, trong khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời đang ngự trị tại đây, và đang xử lý với dân sự, hãy nói: 'Xin Chúa giúp con, con không thể tự cứu mình được! Nhưng lạy Chúa, con sẽ đồng đi với Ngài, con chìa tay con ra đây' – như Bill đã hát trước đây - 'con chìa tay con ra, hãy nắm lấy nó và đồng đi với con'. Nhưng hãy đợi cho tới chừng tôi bảo bạn: hết thảy chúng ta, hết thảy chúng ta đều cần phải ăn năn từng ngày một, chúng ta cần phải chết mỗi ngày, chúng ta cần phải vác lấy thập tự giá của mình rồi bước theo Ngài mỗi ngày.
          Lạy Cha, con cầu xin tối nay Ngài sẽ làm một việc gì đó, một việc siêu nhiên, một việc ó ý nghĩa và kết thúc trong tấm lòng con, trong mọi lòng chúng con, trong gia đình chúng con, trong xứ sở chúng con. Ôi Chúa, chúng con đang nghe thấy Ngài đang gầm rống, lạy Đức Chúa Trời của sự công bình, nguyện chúng con đến gần đủ để lắng nghe Ngài. Amen.




Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

ĐỨC CHÚA TRỜI CÔNG BÌNH - PHẦN 1: "KẺ BỊ CÁO"

"Kẻ Bị  Cáo"


          Vâng, chào hết thảy mọi người. Thật là vui khi quay trở lại với quí vị tại Hội thánh Portrush Presbyterian trong Tuần Lễ Thánh Kinh Hè CPA. Tôi có nhiều kỷ niệm khi sống ở đây, tôi nghĩ có tới sáu năm rồi, và dự phần vào chức vụ với Mục sư Tom Shaw, ông có mặt ở đây tối nay – và thật là vui một lần nữa có mặt ở đây dự phần vào chức vụ với Mục sư Noel Darragh. Tôi thực sự đánh giá cao phần nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời sáng nay, và tôi đang hướng tới phần còn lại của tuần lễ – thường thì những nhà truyền đạo không ai chịu nép mình dưới chức vụ của người khác, và đây là một việc mà tôi thực sự hướng tới phần còn lại của tuần lễ.

Tôi đem đến cho quí vị sứ điệp mà tôi tin Đức Chúa Trời muốn tôi giảng dạy...

          Tôi có mặt ở đây với quí vị để giảng dạy Lời của Đức Chúa Trời vào tuần lễ nầy, và tôi muốn đưa ra loạt bài nghiên cứu về sách Amốt mỗi tối. Vậy, tôi yêu cầu quí vị nên mở sách ấy ra, tôi biết chuyện gì xảy ra khi bạn mở ra sách tiểu tiên tri – ai nấy đều bắt đầu bối rối! Đừng bối rối chứ, khi nhìn vào mục lục của quyển Kinh thánh, tôi thường bị bối rối – nhưng nếu quí vị bối rối khi nhìn vào đấy, hãy mở sách Êxêchiên và sách Đaniên, và rồi mở thêm ba sách nữa sau sách Đaniên thì bạn sẽ lật tới sách tiên tri Amốt. Thế thì quí vị hết thảy đang làm như thế lúc bây giờ, có phải không?
          Giờ đây tôi sẽ đem đến sứ điệp mà tôi tin Đức Chúa Trời muốn tôi giảng dạy. Tôi có mặt ở đây vào một ngày lễ cách đây khoảng ba tuần, và Đức Chúa Trời, tôi tin, rất có ấn tượng trong tấm lòng tôi khi đem đến cho quí vị sự giải bày về sách tiên tri Amốt. Sẽ có phần ứng dụng Tin Lành ở đây, nhưng chủ yếu tôi rao giảng sứ điệp có thể áp dụng cho các tín đồ. Tôi đặt đề tựa cho loạt bài nầy là: 'Đức Chúa Trời Công Bình' – và tối nay chúng ta mở ra ở các chương 1 và 2. Chúng ta sẽ không đọc hết hai chương ấy, nhưng chúng ta sẽ đọc bốn câu đầu của chương 1, và kế đó từ câu 4 cho đến cuối chương 2.
          Amốt chương 1, và tôi sẽ đọc từ bản dịch hiện có đây: "Lời của A-mốt, người trong bọn chăn ở Thê-cô-a, là lời đã được soi dẫn cho người về Y-sơ-ra-ên, đang đời Ô-xia, vua Giu-đa, và đang đời Giê-rô-bô-am, con trai Giô-ách, vua Y-sơ-ra-ên, hai năm trước cơn động đất. Người nói rằng: Đức Giê-hô-va sẽ gầm thét từ Si-ôn. Ngài làm cho vang tiếng mình ra từ Giê-ru-sa-lem. Những đồng cỏ của kẻ chăn chiên sẽ thảm sầu, chót núi Cạt-mên sẽ khô héo. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Đa-mách đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó, vì chúng nó đã lấy đồ đập lúa bằng sắt mà đập Ga-la-át. Ta sẽ sai lửa đến trong nhà Ha-xa-ên, đặng thiêu nuốt đền đài của Bên-Ha-đát". Tiếp đến, nếu quí vị cần phải đọc hết phần còn lại của chương 1, quí vị sẽ nhìn thấy ở câu 6, vị tiên tri của Đức Chúa Trời lặp lại phần phán xét khác ở một nước khác: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ga-xa đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó", Gaza thựs sự là người Philitin. Tiếp đến, bạn lần xuống câu 9, thì quí vị sẽ nhìn thấy lời công bố khác nói tới sự phán xét: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ty-rơ đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó". Rồi tới câu 11, một nước khác nữa: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Ê-đôm đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó". Câu 13, một nước khác nữa: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của con cái Am-môn đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó".

Đức Chúa Trời, tôi tin, rất có ấn tượng trong tấm lòng tôi khi đem đến
cho quí vị sự giải bày về sách tiên tri Amốt...

          Chương 2 và câu 1: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Mô-áp đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó". Rồi ở câu 4, vị tiên tri, được Đức Chúa Trời cảm thúc, xây sang một nước thứ bảy – nước Giuđa, vương quốc phía Nam: "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Giu-đa đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va và không vâng theo lệ luật Ngài, những sự giả dối mà tổ phụ chúng nó đã theo, làm lầm lạc chúng nó. Ta sẽ sai lửa đến trên Giu-đa, nó sẽ thiêu nuốt những đền đài của Giê-ru-sa-lem. Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Y-sơ-ra-ên đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bán người công bình lấy bạc, bán kẻ nghèo lấy một đôi dép. Chúng nó cũng tham cả đến bụi đất trên đầu người nghèo khó, và làm cong đường của kẻ nhu mì. Con và cha cùng đến chung một đứa gái, như vậy làm cho ô danh thánh ta. Chúng nó nằm gần mỗi bàn thờ, trên những áo xống đã nhận làm của tin, và uống rượu của kẻ phải phạt trong miếu thần chúng nó. Dầu vậy, chính ta đã tuyệt diệt người A-mô-rít trước mặt chúng nó, là thứ người cao bằng cây bách và mạnh như cây dẻ bộp. Ta đã diệt những trái nó ở trên và những rễ nó ở dưới. Ta cũng đã đem các ngươi lên khỏi đất Ê-díp-tô, và dắt các ngươi trong đồng vắng trải bốn mươi năm, hầu cho các ngươi được đất của người A-mô-rít làm sản nghiệp. Ta đã dấy mấy kẻ tiên tri lên trong vòng con trai các ngươi, và dấy mấy người Na-xi-rê lên trong vòng bọn trai trẻ các ngươi. Đức Giê-hô-va phán: Hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, chẳng phải vậy sao? Nhưng các ngươi đã cho các người Na-xi-rê uống rượu, và cấm các kẻ tiên tri rằng: Chớ nói tiên tri! Nầy, ta sẽ chận ép các ngươi trong nơi các ngươi cũng như cái xe đầy những lúa bó chận ép. Người lẹ làng sẽ không thể trốn được; người mạnh mẽ sẽ không bổ sức cho mình nữa, và người bạo dạn sẽ chẳng cứu được mạng sống mình. Kẻ giương cung sẽ chẳng đứng vững được; kẻ có chân lẹ làng sẽ chẳng lánh khỏi được; người cỡi ngựa sẽ không thể cứu mình; và kẻ bạo gan trong những người mạnh mẽ sẽ ở trần mà trốn trong ngày đó, Đức Giê-hô-va phán vậy".
          Chúng ta hãy cầu nguyện trong một phút, và khi chúng ta cầu nguyện với nhau hãy cầu xin Chúa, nếu quí vị  ở trong sự thông công với Đức Chúa Trời, rằng Ngài hãy phán cùng chúng ta – và nếu quí vị chưa ở gần Chúa như quí vị muốn, tại sao không đến gần Chúa ngay giờ nầy và cầu xin Ngài ngự đến và phán dạy trong đời sống của quí vị. Chúng ta cần Đức Chúa Trời, có phải không? Chúng ta thực sự cần Đức Chúa Trời – một bài giảng sẽ chẳng đủ đâu, chúng ta cần Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự đến và phục vụ cho mọi lòng chúng ta. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau hiệp một trong sự cầu nguyện.
          Lạy Cha, chúng con cảm tạ Ngài vì cớ Lời của Ngài. Chúng con cảm tạ Ngài vì Lời ấy bén hơn gươm hai lưỡi. Lời ấy có khả năng biện biệt hồn linh cốt tủy, lời ấy là Lời biện biệt tấm lòng của con người. Lạy Chúa, chúng con cầu xin trước Lời ấy: Khốn nạn cho tôi, xong đời tôi rồi!'. Lạy Chúa, chúng con cầu xin Đức Thánh Linh sẽ ngự đến. Ôi Chúa, không có Đức Thánh Linh, chúng con bất lực, chúng con phí mất không gian và thời gian - nhưng, lạy Chúa, nếu Ngài ngự đến tối nay và dùng Lời của Ngài và áp dụng Lời ấy cho tấm lòng chúng con, Lời ấy sẽ tạo ra sự khác biệt cho mỗi một người chúng con trong vai trò cá nhân và cho hội chúng nầy. Lạy Chúa, đúng là lợi thế lớn lao ở đây tối nay – và lạy Chúa, sẽ rất là vô ích lắm nếu Ngài không ngự đến, hiển hiện tại chỗ nầy và giúp đỡ cho mọi lòng chúng con. Lạy Chúa Ngài là thánh, và Đức Chúa Trời Ngài là công bình, Đức Chúa Trời của ân điển, xin ngự đến và gặp gỡ chúng con – và gặp gỡ con nữa, lạy Chúa, giờ đây con cầu nguyện – trong danh Chúa Jêsus, Amen.

Con muốn Ngài đến với con trên chuyến linh trình. Xứ mà chúng con đang tới đến là xứ Israel...

          Con muốn Ngài đến với con trên chuyến linh trình. Xứ mà chúng con đang tới đến là xứ Israel, tất nhiên, vào thời điểm nầy trong Kinh thánh, đây là một vương quốc bị chia hai. Phần phía Bắc, 10 chi phái, nằm ở phía bắc, vương quốc Israel; và Giuđa và Bêngiamin nằm ở phía Nam, và vì Giuđa là chi phái lớn hơn ở phía Nam được gọi là 'xứ Giuđa'. Chúng ta sẽ đến với vương quốc Israel phía Bắc, và đặc biệt thành phố mà chúng ta đến với là Bêtên. 'Nhà của Đức Chúa Trời' là ý nghĩa của chữ 'Bêtên' – nó có lịch sử rất lẫy lừng trong Kinh thánh, song vào thời điểm nầy có một Cung Điện của Giêrôbôam II và thủ phủ tôn giáo riêng của ông ta, và ở đó có một thầy tế lễ riêng nữa là Amaxia. Đấy là nơi mà chúng ta sẽ đi đến. Thời gian vào khoảng 25 năm trước sự sụp đổ của vương quốc Israel phía Bắc vào tay xứ sở thuộc phương Bắc là người Asiri – chúng ta đã nghe nói nhiều về việc ấy sáng nay rồi. Đúng 25 năm trước biến cố kinh khiếp ấy, người Do thái tại đó trong vương quốc phía Bắc đã bị bắt dẫn tù – song vào chính thời điểm nầy, 25 năm trước đó, xứ sở Israel thấy mình đang ở trong sự yên ổn. Có sự thịnh vượng rất lớn, thực vậy chúng ta dám nói rằng dân sự đang sống trong sự xa hoa. Thêm vào với sự ấy, nếu bấy nhiêu là chưa đủ, có một sở thích được làm mới lại trong tôn giáo – chúng ta dám nói một kiểu phấn hưng tôn giáo.
          Khi chúng ta hành trình đến đó, sự thờ phượng tôn giáo sắp sửa khởi sự. Chính trong Cung Điện của nhà vua, Amaxia đang đứng hiên ngang trên hai chơn của mình – ông ấy sắp sửa khởi sự chương trình, chúng ta sẽ nói – và thình lình giờ phút thiêng liêng, thánh khiết đột nhiên bị quấy rối bởi một chấn động ở bên ngoài của dinh thự tôn giáo đó. Đây là những gì quí vị đang nghe thấy: 'Khốn thay cho những kẻ ăn ở nể trong Siôn!' Một tiếng kêu từ bên ngoài, và khi chúng ta chạy ra xem coi điều chi đang diễn ra, có một người đứng đó và ông ta cứ kêu la: 'Đức Chúa Trời sẽ làm sự phán xét giáng trên xứ Israel gian ác nầy!' Khi quí vị ùa ra để xem điều chi đang diễn ra, quí vị thấy ở đó những điều mà quí vị không có ngờ, có lẽ, để xem: một nhà truyền đạo quê mùa, mộc mạc chẳng ai mời, thực sự ông ta là một nông dân, một kẻ chăn bầy, một gã chăn chiên đến từ Thêcoa, cách thành thánh Jerusalem chừng 11 dặm đường.
          Tên của người nầy là Amốt. Tên của ông ta thực sự có nghĩa là 'gánh nặng'. Ông ta không phải là một tiên tri chuyên nghiệp đâu, ông ta không phải là con của tiên tri, ông ta không tốt nghiệp từ một trường đào tạo tiên tri nào hết. Thực vậy, nếu quí vị cùng tôi mở ra ở chương 7, chúng ta thực hiện việc nầy vào tối thứ Bảy, song vì ích cho những ai không có mặt vào buổi tối khai mạc ấy, chúng ta thấy rằng Amốt nói về bản thân mình, chương 7 và câu 14: 'Ta không phải là đấng tiên tri, cũng không phải con đấng tiên tri; nhưng ta là một kẻ chăn, sửa soạn những cây vả rừng. Đức Giê-hô-va đã bắt lấy ta từ sau bầy, và Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy đi nói tiên tri cho dân Y-sơ-ra-ên ta''. Ông ấy đúng là một nông dân, nhưng ông là người của Đức Chúa Trời, là người mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi, với sứ điệp của Đức Chúa Trời - và, quí vị biết đấy, đấy là cách thức Đức Chúa Trời thường vận hành. Ngài chọn hạng người tầm thường, thường thì Ngài tìm gặp họ ở những công việc tầm thường, và Ngài chọn hạng người tầm thường đó để lo làm những việc phi thường trong vương quốc của Ngài và vì sự vinh hiển của Ngài.

Đức Chúa Trời có thể làm một việc quan trọng với đời sống của quí vị nếu bạn chịu trao đời sống của quí vị vào hai bàn tay của Ngài, nếu quí vị chịu lắng nghe tiếng phán của Ngài, nếu quí vị chịu lắng nghe tiếng kêu gọi của Ngài, nếu quí vị chịu vâng theo...

          Chúng ta có thể nhìn vào những nhân vật vĩ đại khác từ Kinh thánh, chính xác thì họ là như thế đấy, thậm chí là nông dân. Môise, quí vị có nhớ không, ông đang chăn bầy chiên trong hoang mạc Mađian khi Đức Chúa Trời hiện ra cùng ông tại bụi gai cháy rồi kêu gọi ông trở thành đấng cứu tinh của dân Israel đang sống trong vòng nô lệ tại xứ Aicập. David đang lo chăn bầy và khi ông được kêu gọi để trở thành Vua của Israel – và đấy vẫn còn là phương thức của Đức Chúa Trời! Đúng là một sự khích lệ! Chúng ta đọc trong Tân Ước, ở I Côrinhtô 1: 'Đức Chúa Trời đã chọn những sự dại ở thế gian để làm hổ thẹn những kẻ khôn; Đức Chúa Trời đã chọn những sự hèn hạ và khinh bỉ ở thế gian, cùng những sự không có, hầu cho làm những sự có ra không có'. Giờ đây, tôi không biết quí vị là ai tối nay, và tôi không biết quí vị cảm thấy bản thân mình vô nghĩa đến dường nào, tôi không biết công ăn việc làm của quí vị mỗi ngày là gì, nếu quí vị có việc làm – nhưng Đức Chúa Trời có thể làm một việc quan trọng với đời sống của quí vị nếu quí vị chịu trao đời sống của quí vị vào hai bàn tay của Ngài, nếu quí vị chịu lắng nghe tiếng phán của Ngài, nếu quí vị chịu lắng nghe tiếng kêu gọi của Ngài, nếu quí vị chịu vâng theo. Không phải là thứ chi quí vị có thể dâng lên cho Đức Chúa Trời đâu, mà là những gì Đức Chúa Trời cao cả của thiên đàng có thể làm với sự bằng lòng của quí vị kìa.
          Amốt không được nhắc tới ở bất kỳ chỗ nào khác trong Kinh thánh, tuy nhiên ông là người của Đức Chúa Trời. Ông đã đến với Bêtên để rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời, đó là: 'Sự phán xét đang giáng xuống cho Israel'. Bây giờ, chúng ta sẽ dừng lại ở đây trong một phút rồi đưa ra thắc mắc: tại sao sự phán xét lại giáng xuống Israel chứ? Bộ tôi chưa nói là họ đã sống rất giàu có sao? Và họ đã sống rất giàu có, và trong thời buổi ấy họ đã xem sự giàu có đó tương đương với phước hạnh của Đức Chúa Trời – và đấy thường là trường hợp trong giao ước Cũ. Nhưng con cái của Israel không nhìn biết rằng Đức Chúa Trời đang chúc phước cho họ bất chấp tội lỗi của họ. Sự giàu có của họ vốn hiển nhiên bất chấp mọi sự phạm phép của họ nghịch lại Đức Chúa Trời. Bộ tôi chưa nói trên đây rằng đã có một loại phấn hưng theo kiểu tôn giáo sao? Phải, tôi có nói đấy, nhưng cái điều Amốt dạy chúng ta, ấy là tôn giáo chỉ là bề ngoài, tôn giáo rất nông cạn – chúng ta dám nói tôn giáo là giả hình nữa kìa. Lý do tại sao Amốt đã làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời để rao giảng sự phán xét nghịch lại những gì chúng ta đã nói là tình trạng rất thành công về mặt kinh tế và về mặt truyền giáo, sở dĩ như thế là vì đức tin của họ không tác động vào đời sống của họ.
          Họ làm ra tiền, và tạo ra nhiều ồn ào và nhiệt thành về mặt tôn giáo, tuy nhiên họ không thờ lạy Đức Chúa Trời bằng tâm thần và theo lẽ thật. Thực vậy, làm ra tiền đã trở thành quan trọong đối với họ hơn là thờ lạy Đức Chúa Trời. Nếu quí vị nhìn vào chương 8 trong một phút đi, và ở câu 5, chúng ta nhìn thấy điều đó đã được nhấn mạnh rõ nét. Chương 8 và câu 5: 'Các ngươi nói rằng: Khi nào trăng mới sẽ qua, cho chúng ta có thể bán lúa miến, và ngày sa-bát qua, đặng chúng ta mở kho lúa mì, mà bớt ê-pha, thêm nặng siếc-lơ, và dùng cân dối giả đặng phỉnh gạt?’ Quí vị thấy đấy, dân sự của Đức Chúa Trời đang làm giàu, và với sự giàu có ấy họ đâm ra tự mãn và sống rất xác thịt. Người giàu ngày càng giàu thêm, họ đang đã bóc lột kẻ nghèo; còn kẻ nghèo trong xứ chẳng có gì để bảo vệ mình. Sự bất công đang tràn lan, và vì vậy vị tiên tri của Đức Chúa Trời, Amốt, đã được sai phái đến để rao giảng một sự khải thị nói tới Đức Chúa Trời của sự công bình.
          Thảm hoạ lớn lao cho Israel, ấy là tội lỗi của Israel cũng y chang như tội lỗi của nhiều nước khác. Cho phép tôi nhắc lại nhé: tội lỗi của Israel cũng y như tội lỗi của các nước vây quanh. Nếu chúng ta có thể hình dung ra mình được Amốt dẫn vào phiên toà của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời công bình, cái điều mà quí vị sẽ nghe thấy tối nay trong sứ điệp là 'Kẻ Bị Cáo'. Đức Chúa Trời đang chỉ ra kẻ bị cáo là ai trong phiên toà của Ngài. Trước hết, Amốt khởi sự sứ điệp của ông bằng cách nhìn quanh các nước đang ở xung quanh Israel và Giuđa, rồi công bố sự phán xét trên sáu nước đó. Nhưng trước khi ông làm vậy, và chúng ta hãy nhìn vào đấy, hãy nhìn vào lời giới thiệu của ông ở câu 2. Ông nói: 'Đức GIÊHÔVA', Đức GIÊHÔVA, 'gầm thét từ Siôn, Ngài làm cho vang tiếng mình ra từ Jerusalem', và ông mô tả, ông tỏ ra Đức Chúa Trời giống như con sư tử đang gầm rống trong cơn thạnh nộ của Ngài. Thực vậy, ở chương 3 câu 8, quí vị lại thấy hình ảnh ấy một lần nữa: 'Sư tử gầm thét! Thì ai mà chẳng sợ? Khi Chúa Giê-hô-va đã phán dạy, thì ai mà chẳng nói tiên tri? ' Có bao giờ quí vị hình dung Đức Chúa Trời giống như con sư tử đang gầm thét trong cơn thạnh nộ của Ngài không?

Quí vị có biết chuyện gì không? Đức Chúa Trời đang gầm thét hôm nay.
Ngài đang gầm thét nghịch lại thế giới Tây phương...

          Quí vị có biết chuyện gì không? Đức Chúa Trời đang gầm thét hôm nay. Ngài đang gầm thét nghịch lại thế giới Tây phương đang sống trong hoà bình, thế giới Tây phương đang lên tới cổ của nó với chủ nghĩa tư bản và đang giàu có và thịnh vượng, thế giới Tây phương đang sống trong sự xa hoa. Đức Chúa Trời đang gầm thét với hạng người giàu có, và phần nhiều người trong số đó đang đắm mình với đủ thứ tôn giáo! Đức Chúa Trời đang gầm thét với một dân ở phương Tây, thậm chí với người nắm lấy danh của Đấng Christ, họ sở hữu sự giàu có, và họ có tôn giáo, nhưng không tác động vào đời sống của họ để tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào trong các cộng đồng mà họ đang sinh sống trong đó – một dân mà nơi họ việc làm ra tiền bạc đã trở nên quan trọng hơn là sự thờ lạy Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời của sự công bình đang gầm thét, bạn có nghe thấy Ngài chăng? Ngài đang gầm thét để kéo sự chú ý của các nước trong thế giới hiện đại của chúng ta, y như Ngài đã làm với các nước ở chung quanh Israel trong thời của Amốt – song chẳng có ai chịu lắng nghe hết! Có thể đấy là lý do tại sao quí vị không thể nghe được Ngài tối nay.
          Kinh thánh nói ở đây, trong câu 2: 'Ngài làm cho vang tiếng mình ra từ Jerusalem' – điều nầy rất quan trọng đấy. Amốt đứng ở đâu vậy? Ông đã lên phía Bắc trong xứ Israel, ông cư ngụ ở Bêtên mà. Thành Jerusalem nằm ở phía Nam xứ Giuđa. Những điều Amốt đang thốt ra là: mặc dù Israel là Vương quốc phía Bắc, họ đã thiết lập tôn giáo riêng của họ, các trung tâm thờ phượng tôn giáo riêng của họ ở Đan, Bêtên và Ghinh ganh, họ đã nghĩ ra cách riêng hòng tiếp cận với Đức Chúa Trời, song vị tiên tri của Đức Chúa Trời đang nhắc cho thứ dân nầy nhớ rằng Đức Chúa Trời vốn không thay đổi. Họ có thể thay đổi địa điểm, họ có thể thay đổi các xu hướng để rồi họ có cảm nhận như mình đang thờ lạy Đức Chúa Trời, nhưng Đức Chúa Trời vốn không thay đổi – Ngài hãy còn gầm thét từ thành Jerusalem! Đúng là một sứ điệp dành cho thế giới mà chúng ta đang sinh sống trong đó. Tôi tin Đức Chúa Trời sẽ nhắc cho các nước xung quanh thế giới của chúng ta nhớ rằng mọi con đường không dẫn tới Đức Chúa Trời đâu. Có áp lực lớn cho chúng ta hôm nay trong thế kỷ 21 để chấp nhận sự dạy ấy. Chúng ta đang sống trong một xã hội thiên về số nhiều, thiên về chính trị – nhưng Đức Chúa Trời đang gầm thét hôm nay, vẫn gầm thét từ thành Jerusalem, và Đức Chúa Trời thánh khiết nầy mà chúng ta đang lắng nghe vào các buổi sáng, Đức Chúa Trời công bình nầy, Ngài vẫn là một Đức Chúa Trời ghen tương, Ngài sẽ chẳng để một thần nào khác đứng trước mặt Ngài. Đấy là điều răn thứ nhứt, và quí vị biết rõ đấy là sự dạy của Tân Ước – I Timôthê 2:5: 'Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người'.
          Phải, Amốt bắt đầu từng bản cáo trạng của ông với tư thế nầy. Nếu quí vị nhìn vào Kinh thánh, quí vị thấy ngay ở câu 3 của chương 1 và phần còn lại của sự phán xét nghịch lại các nước nầy, ông nói: 'Bởi cớ tội ác đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó'. Giờ đây, đấy là một lối nói thật kỳ lạ, 'Bởi cớ tội ác đến gấp ba gấp bốn lần’, và thực sự chúng ta gọi đấy là một câu thành ngữ, một sự phát biểu bằng ngôn ngữ không nói chính xác. Cho nên, cái điều Amốt không nói ấy là những nước nầy mỗi nước đều phạm ba hay bốn tội ác, đây là một thuật ngữ được sử dụng cho một số tội ác không xác định được rồi sau cùng đi đến phần kết thúc. Thực vậy, Kinh thánh dạy rằng các nước có một chén thạnh nộ ở trước mặt Đức Chúa Trời, và cơn thạnh nộ ấy đến tới chỗ đầy tràn, khi ấy Đức Chúa Trời  mới thực thi sự phán xét. Chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài rất kiên nhẫn, song cách phát biểu như thế nầy dạy cho chúng ta biết rằng ngay cả sự nhịn nhục của Ngài cũng phải đến tới chỗ chấm dứt. Quí vị thấy đấy, thử sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời là thử Chúa, và khi chúng ta thử sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời và thử Chúa, chúng ta đang mời gọi sự phán xét. Tôi hy vọng chẳng có ai ở đây tối nay, trở thành người đang lang thang, hãy đến với một người bạn và quí vị chưa phải là một Cơ đốc nhân, và quí vị đã nghe giảng Tin Lành rất rất nhiều lần, hoặc có thể quí vị đang ở trong tình trạng tái phạm, và quí vị đang thử sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời, quí vị đang thử Đức Chúa Trời đấy. Quí vị có biết mình đang làm việc gì chăng? Quí vị đang mời gọi sự phán xét của Ngài. Giống như thể quí vị đang nói, giống như một cầu thủ trên sân bóng: 'Nào! Nào, hãy chận banh tôi đi!'
          Vì vậy Đức Chúa Trời, qua Amốt, công bố, trước hết là với Syria, sự phán xét ở các câu 3 đến câu 5 của chương 1, và Ngài đang tố cáo họ về tính độc ác trong chiến tranh. Điều nầy được ám chỉ bằng lối nói như thế nầy 'chúng nó lấy đồ đập lúa bằng sắt'. Khi ấy, Ngài phán với Gaza ở các câu 6 - 8, Philistia, người Philitin, và Ngài xét đoán họ vì tội lỗi chế độ nô lệ. Tiếp đến Ngài phán ở các câu 9 - 10 với Tyrơ, là người Phênixi, và Ngài xét đoán họ vì tính độc ác của chế độ nô lệ. Rồi Ngài phán với kẻ thù xưa của Israel, là Êđôm, ở các câu 11 - 12, rồi tố cáo họ vì không tỏ ra lòng thương xót, cứ khăng khăng giữ lấy sự thù hằn liên tục. Tiếp đến, Ngài phán ở các câu 13 - 15 với dân Ammôn, họ bị xét đoán vì sự cay đắng ác độc và tham lam ích kỷ. Rồi ở chương 2 các câu 1 -3 Ngài phán với Môáp, và Ngài xét đoán họ vì sự độc ác nghịch lại Êđôm. Bây giờ, điều nầy là thú vị đây, vì Ngài đã xét đoán Êđôm rồi vì sự độc dữ của họ, nhưng chúng ta dám nói: 'Hai đúng không tạo ra một sai' – và đúng là có một bài học ngay ở đây! Êđôm phạm tội ác độc, nhưng điều đó không hợp pháp hoá tội ác nghịch lại họ. Quí vị thấy đấy, cái điều Amốt đang truyền đạt ở đây là: Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời công bình. Ngài là công bình, Ngài không thiên vị, Ngài phải phán xét tội lỗi. Khi ấy Ngài đến với Giuđa ở các câu 4 - 5, và Ngài xét đoán họ vì đã chối bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cần phải học biết về Đức Chúa Trời công bình,
Ngài đang chú ý đến mọi điều đang diễn ra trên các nước thuộc thế gian nầy...
         
          Bây giờ, trước khi chúng ta nhìn vào lời công bố của Ngài cho Israel, chúng ta hãy tiếp thu một vài nguyên tắc ở đây từ những gì chúng ta đã xét qua rồi. Trước hết, chúng ta cần phải tiếp thu về Đức Chúa Trời công bình, rằng Ngài đang chú ý đến mọi điều đang diễn ra trên các nước thuộc thế gian nầy. Trước khi công bố sự phán xét giáng trên xứ Giuđa và Israel, Amốt loan báo sự phán xét giáng trên sáu quốc gia dân Ngoại. Giờ đây, làm ơn hãy nhớ cho, Đức Chúa Trời đã không ban bố luật pháp của Ngài – quí vị sẽ nói đấy là “10 Điều Răn”, năm sách đầu tiên của Kinh thánh – Ngài không ban chúng cho các dân Ngoại. Ngài đã ban chúng cho Israel là tuyển dân của Ngài – tuy nhiên, Ngài vẫn mong các nước thuộc thế gian phải trách nhiệm về tội lỗi chống lại nhân loại của họ. Chúng ta đáng được tha thứ khi suy nghĩ rằng trong Cựu Ước Đức Chúa Trời chỉ nhắm duy nhứt vào Israel và Giuđa mà thôi, và đấy là trường hợp cho một mức độ lớn – ở câu 4 chương 2, Ngài kết án Giuđa vì chẳng màng đến luật pháp của Ngài, ở chương 2 các câu 9 - 12 Ngài kết án Israel vì bất chấp tình yêu của Ngài dành cho họ, tình yêu giao ước của Ngài – nhưng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của mọi loài xác thịt! Ngay cả các dân Ngoại ở xung quanh Israel và Giuđa, Đức Chúa Trời đang kết án họ vì tội lỗi và vì họ đang phá vỡ luật pháp của Ngài – mặc dù họ không có hai bảng đá với 10 Điều Răn, Đức Chúa Trời đã viết ra mọi đòi hỏi và trông mong của luật pháp Ngài trên bảng lòng của họ.
          Hãy cùng tôi mở ra ở Rôma chương 2, đặng quí vị có thể xem bằng chính mắt của mình. Rôma chương 2 và câu 11, Phaolô viết ra ở đó trong Rôma 2:11-15, đúng là câu khai mào cho lẽ đạo nầy: 'Vì trước mặt Đức Chúa Trời, chẳng vị nể ai đâu. Phàm những kẻ không luật pháp mà phạm tội, cũng sẽ không luật pháp mà hư mất; còn những kẻ có luật pháp mà phạm tội, thì sẽ bị luật pháp đoán xét; (Vì chẳng phải kẻ nghe đọc luật pháp là người công bình trước mặt Đức Chúa Trời, bèn là kẻ làm theo luật pháp được xưng công bình vậy. Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình, Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình)'. Quí vị thấy đấy, người ta sống xung quanh chúng ta, họ chưa được biến đổi, họ không nhìn biết Đức Chúa Trời, họ chẳng phải là dân sự của Đức Chúa Trời, theo bản năng không những họ nhìn biết điều nào là xấu, mà họ còn nhìn biết điều nào là tốt nữa. Họ làm theo điều xấu thường xuyên hơn là họ làm theo điều tốt, nhưng họ nhìn biết đấy, với lương tâm mà Đức Chúa Trời đã ban bố cho họ và luật pháp đã được ghi ra nơi người bề trong – và vì vậy hết thảy các nước thuộc thế gian cần phải ngồi lại rồi nhìn biết Đức Chúa Trời đang chú ý mọi việc đã được làm ra, mọi việc đã được cam kết, cả về mặt dân tộc và, quí bạn tối nay ơi, cả về mặt cá nhân nữa. Nếu quí vị có mặt trong hội chúng nầy, quí vị cần phải biết rõ Đức Chúa Trời đang chú ý đến cách thức bạn đã phá vỡ luật pháp của Ngài.
          Về mặt dân tộc, đấy là sứ điệp đáng sợ dành cho các quốc gia và vương quốc thuộc thế giới của chúng ta, vì các nước vốn nghèo ngặt về nhân quyền như Trung Hoa, rằng xứ sở chúng ta và các quốc gia phương Tây đang thoải mái dễ chịu hơn. Những quốc gia chuyên chế khác, các nước phạm tội diệt chủng, và tội diệt chủng, cùng chủ nghĩa khủng bố được nhà nước bảo trợ. Những nhà nước nào đang phạm tội ác chiến tranh giáng trên binh lính, các thế lực và dân sự. Các nước về mặt văn hoá có một hệ thống đẳng cấp, hay chủ nghĩa phân biệt chủng tộc theo kiểu địa phương hoặc được thể chế hoá, hoặc chủ nghĩa bè phái, hay phân biệt đối xử, hoặc ngược đãi với quyền lực chính trị. Hay ngay cả trong phong cách xã hội tự do của chúng ta, phải nói như thế, việc giết trẻ vô tội khi phá thai và sự hủy diệt hàng loạt phôi người – Đức Chúa Trời công bình ở trên trời đang chú ý! Việc ấy không qua khỏi mắt Ngài đâu. Đúng là trường hợp về mặt quốc gia mà cũng là trường hợp của từng cá nhân nữa. Quí bạn tôi ơi, quí vị đã nhận lãnh một lương tâm, và lương tâm ấy cho quí vị biết đâu là sai quấy và cảnh báo quí vị về cách xử sự sai trái và phi đạo đức – và nếu quí vị bất chấp nó, Đức Chúa Trời đang ghi sổ và quí vị sẽ trả lời với Đức Chúa Trời một ngày kia! Đây đúng là một bài học dành cho chúng ta trong xã hội hiện đại của chúng ta, rằng Đức Chúa Trời công bình nầy đang ghi sổ những gì hiện diễn ra trong các nước, và những gì đang diễn ra trong các gia đình, và trong những đời sống.

Đức Chúa Trời công bình nầy đang tính sổ với các nước.
Ngài không nhắm mắt làm ngơ đâu…

          Bài học thứ hai, ấy là Đức Chúa Trời công bình nầy đang tính sổ với các nước. Ngài không nhắm mắt làm ngơ đâu. Bậc vua chúa, tổng thống, thủ tướng, các tướng lãnh quân sự, những nhà chính trị, các chính khách, hết thảy đều phải trình sổ với Đức Chúa Trời ở trên trời. Chúng ta đọc trong sách Sáng thế ký thấy rằng Ápraham không thể vào trong Đất Hứa ở điểm nầy vì tội lỗi của dân Amôrít chưa được đầy trọn – cái chén thạnh nộ dành cho dân Ngoại chưa được đầy trọn. Đức Chúa Trời tính sổ với các nước ngay chính ngày nầy, và tôi lấy làm lạ, và tôi hỏi quí vị một câu nhé: đâu là giới hạn tội lỗi dành cho xứ sở của chúng ta? Đâu là quota dành cho Vương quốc Thống Nhất của chúng ta hay cho đảo Ái nhĩ Lan nầy, “quota tội lỗi” trước khi Đức Chúa Trời sẽ đến với sự phán xét? Hoặc tôi có thể đưa ra câu hỏi nầy: Sự phán xét đã khởi sự rồi chăng? Tôi tin là như thế.
          Bài học thứ ba, ấy là Đức Chúa Trời công bình nầy đang xét đoán các nước khi việc ấy đẹp lòng Ngài. Quí vị thấy đấy, mỗi lần Ngài đưa ra một án phạt cho các nước bị kết án ở đây, Ngài lặp đi lặp lại câu nói nầy – hãy nhìn vào câu đấy xem, quí vị sẽ thấy ở câu 3 chương 1 như thế nầy đây: 'Ta không xây bỏ án phạt khỏi nó, Ta sẽ sai lửa đến' – Ta không xây bỏ án phạt khỏi nó, Ta sẽ sai lửa đến. Bạn có biết không, Đức Chúa Trời của chúng ta là đám lửa hay thiêu đốt – và rõ ràng đấy là một câu trong Tân Ước. Phải, hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì cớ Tin Lành, và là hạng tín đồ của Tân Ước trong giao ước mới, là những kẻ dự phần vào giao ước ấy, chúng ta tôn cao ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta là những tín đồ Tin Lành theo Kinh thánh, chúng ta xem trọng thập tự giá, chúng ta nói tới huyết đổ ra, chúng ta công nhận sự chuộc tội và sự xưng công bình qua sự hy sinh rất hiệu quả để tội lỗi của chúng ta – như phương Đông xa cách phương Tây bao nhiêu, chúng được chôn vùi trong đại dương tha thứ của Đức Chúa Trời. Đấy là những gì chúng ta đang ấp ủ và chúng ta ca hát, và Ngài đã sống lại vào ngày thứ ba để xưng công bình cho chúng ta và cho hết thảy những ai chịu tin theo – nhưng sự công bình và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời vẫn y nguyên! Đức Chúa Trời không thôi là công bình, và khi Ngài tự tỏ mình ra cho Môise, quí vị nhớ lại ở Xuất Êdíptô ký 34, đây là cách Ngài bày tỏ ra Thân vị của Ngài: 'Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi'' – nhưng hãy lắng nghe câu nầy - 'nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời''. Đây là phản ứng của Môise trước sự mặc khải đó: 'Môi-se lật đật cúi đầu xuống đất và thờ lạy'.
          Tôi không biết quí vị có biết hay không, nhưng đạo Tin Lành hôm nay đã chứng kiến cơn phấn hưng của cái điều mà chúng ta từng nhận biết là “thuyết phổ độ” [universalism]. Nghĩa là, cuối cùng mọi người đều sẽ được cứu vì Đức Chúa Trời quá yêu thương, Đức Chúa Trời tha thứ dồi dào – và đúng như thế, mặc dù chúng ta tôn cao ân điển của Đức Chúa Trời, sự tha thứ của Ngài, và nếu quí vị chưa trở lại đạo, quí vị có thể bởi đức tin đơn sơ nhận biết sự biến đổi kỳ diệu của ân điển ấy tối nay – song nhận định cho rằng mọi người chắc chắn sẽ được cứu là một nhận định mất cân đối, phi Kinh thánh về Đức Chúa Trời nầy. Đức Chúa Trời là công bình. Nếu Amốt dạy dỗ điều gì, thì đây là điều đó. Nhưng có phải quí vị nhận biết đây là một sự kiện rất nghiêm túc dành cho chúng ta trong vai trò một quốc gia tối nay hay không? Xứ sở của chúng ta đang phạm phải nhiều thứ tội mà các nước nầy đã phạm phải. Tôi tự hỏi không biết tôi có cần phải yêu cầu quí vị đưa ra bảng danh sách những tội lỗi hay không, chúng sẽ như thế nào đối với quí vị đây? Tham lam – quí vị chỉ phải kể ra những chủ ngân hàng thiên về tội ấy thôi. Thừa thải trong từng suy tưởng, đồ ăn, thức uống, thuốc men. Việc khai thác dễ làm tổn thương lắm đó. Tình trạng dễ dãi về tình dục, và đồi trụy về tình dục được xem trọng. Chúng ta có thể ghi ra nhiều thứ nữa, nhưng chúng ta không có thì giờ đâu.

Tôi tự hỏi không biết tôi có cần phải yêu cầu quí vị đưa ra bảng danh sách những tội lỗi hay không, chúng sẽ như thế nào đối với quí vị đây?

          Giờ đây, hãy đến với câu 5 chương 2, mục tiêu là nhắm vào sáu nước dân Ngoại, và kế đó là nước Giuđa, vương quốc phía Nam. Dân Israel ở Bêtên vốn rất hài lòng khi thấy Amốt xét đoán các dân Ngoại ô uế và những kẻ phương Nam xứ Giuđa, nhưng rồi ông đổi giọng, ông xây về những kẻ phía Bắc xứ Israel. Ông bắt đầu rao giảng rằng tội lỗi của Israel cũng y như tội lỗi của các nước và tội lỗi của xứ Giuđa, và sự phán xét thứ tám của ông đảo lại cho Israel. Hãy nhìn vào câu 6 xem: 'Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Y-sơ-ra-ên đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó'. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời công bình. Giờ đây, hãy chờ đợi điều nầy, hỡi Cơ đốc nhân, hãy ngồi nơi mép ghế của quí vị đi: Đức Chúa Trời của chúng ta, khi Ngài tìm gặp chính những tội lỗi cố ý nơi dân sự Ngài, Ngài xét đoán họ. Họ bị sốc, có thể giống như quí vị bị sốc tối nay, khi nghe một sứ điệp như thế. Thực vậy, tôi muốn nói sâu xa hơn, trên cơ sở của quyển sách nầy và các sách tiên tri khác, thực ra Đức Chúa Trời vốn nghiêm khắc đối với tuyển dân của Ngài, là Israel và Giuđa, vì cớ địa vị được ơn của họ. Đặc ân dẫn tới trách nhiệm! Họ đã ở trong giao ước với Đức Chúa Trời, các dân Ngoại thì không được như thế. Luật pháp của Đức Chúa Trời là cơ sở cho hôn nhân đó trong giao ước, dầu vậy dù là cách nầy hay thế khác Israel đã phá vỡ một trong 10 Điều Răn và đã bất chấp pháp độ của Đức Chúa Trời. Có một nguyên tắc ở đây: Đức Chúa Trời đang đến với họ với sự phán xét, và nếu Đức Chúa Trời xét đoán kẻ bị mất, các nước chung quanh, vì những sự bất công và phá vỡ điều răn, là tội lỗi của họ; Ngài sẽ làm gì với những kẻ tự xưng là nhìn biết Ngài?
          Ồ quí bạn của tôi ơi, đúng là một sứ điệp mà Amốt đem đến cho hội thánh. Mỗi đặc ân đều có phần trách nhiệm. Chúa Jêsus phán: 'Ai được ban cho nhiều, sẽ bị đòi lại nhiều’. Ở đâu có trách nhiệm, cũng sẽ phải tính sổ. Quí bạn của tôi ơi, e quí vị nghĩ rằng tôi bị kẹt đâu đó khi phân phát không đúng phần Cựu Ước, đây là sự dạy của Tân Ước. Vì khi quí vị đến đến với thư tín Phaolô viết cho hội thánh tại thành Côrinhtô, thì quí vị nhìn thấy những việc mà họ phải nghĩ đến – ồ phải, họ là hạng thánh đồ của Đức Chúa Trời, họ đã ở trong mối quan hệ, trong giao ước với Đức Chúa Trời nhờ Đức Chúa Jêsus Christ – tuy nhiên, họ đã phạm tội, tội phi luân về tình dục, Phaolô nói, tội ấy còn không thấy nói tới giữa vòng những kẻ vô tín dân Ngoại nữa kìa! Thế mà họ đã dung chịu, thứ tội lỗi đã được dung chịu trong hội thánh – nhưng khi nhìn vào sự phán xét của Đức Chúa Trời, hãy lắng nghe đi: 'Vậy mỗi người phải tự xét lấy mình, và như thế mới ăn bánh uống chén ấy. Vì người nào không phân biệt thân Chúa mà ăn bánh uống chén đó, tức là ăn uống sự xét đoán cho mình. Ấy vì cớ đó mà trong anh em có nhiều kẻ tật nguyền, đau ốm, và có lắm kẻ ngủ. Nếu chúng ta biết xét đoán lấy mình, thì khỏi bị xét đoán. Song khi chúng ta bị Chúa xét đoán, thì bị Ngài sửa phạt, hầu cho khỏi bị án làm một với người thế gian'.
          Quí vị có nhìn thấy vấn đề chưa? Thực ra, phải chăng có ít khác biệt ở nhiều lãnh vực ngày nay giữa hội thánh và thế gian? Tôi có thể nói cho bạn biết tốt hơn thế không? Có nhiều lúc, hội thánh, và những ai gọi theo danh Đấng Christ, đang sống rất tệ hại! Sự thực đúng như thế trong thời của Amốt, và tôi e rằng trong thời của chúng ta sự thể cũng y như thế thôi. Ở câu 6 cho đến câu 16 vị tiên tri kể ra những tội lỗi của Israel, chúng ta hãy mau mau nhìn vào đấy. Một, tội lỗi đầu tiên được tìm thấy ở câu 6, phần cuối của câu ấy, và phần khởi sự của câu 7: 'vì chúng nó đã bán người công bình lấy bạc, bán kẻ nghèo lấy một đôi dép. Chúng nó cũng tham cả đến bụi đất trên đầu người nghèo khó'. Họ bị cáo giác về tội hối lộ và tham lam. Tôi không biết rõ phần lớn nhiều người đang có mặt ở đây, nhưng có dám nói tới những Cơ đốc nhân ngày nay rằng các thương vụ của họ là ngay thẳng không? Họ có nộp thuế và không có lừa đảo chăng? Chúng ta có giữ lời trong mọi dịch vụ của chúng ta không? Có phải đạo đức kinh doanh của chúng ta cao tột hơn đạo đức của những người đang sinh sống quanh chúng ta không? Là chủ nhân, quí vị đối xử với công nhân của mình như thế nào vậy? Là công nhân, quí vị xử sự thế nào với chủ nhân của mình? Dân sự của Đức Chúa Trời trong thời của Amốt, chẳng có sự khác biệt nào giữa họ với người thế gian – phải chăng đấy là chỗ mà chúng ta đang hướng tới?

Thực ra, phải chăng có ít khác biệt ở nhiều lãnh vực ngày nay giữa hội thánh và thế gian?

          Không những họ bị cáo về tội hối lộ và tham lam, mà chúng ta còn thấy ở câu 7, phần cuối: 'Chúng nó … làm cong đường của kẻ nhu mì. Con và cha cùng đến chung một đứa gái'. Họ phạm tội tà dâm và ham mê sắc dục, cha và con đều cùng đến với cùng những cô gái điếm. Chắc chắn đạo đức về tình dục trong hội thánh và các tín đồ đương kim phải cao tột hơn đạo đức của người thế gian? Quí vị sẽ mong mỏi những người làm cha phải sống tốt hơn để nêu gương cho con trai của họ nhiều hơn! Chúng ta đã nghe sáng nay từ một vị sĩ quan cảnh sát, và tin được đưa trên đài BBC vào tháng 6 vừa qua, năm ngoái ở Bắc Ái Nhĩ Lan người ta đã chi nửa triệu bảng Anh một tuần cho những cô gái mại dâm. Chúng ta đã nghe nói sáng nay rằng có ít nhất 88 nhà thổ ở Bắc Ái Nhĩ Lan, có nghĩa là có nhiều đòi hỏi về gái mại dâm ở Bắc Ái Nhĩ Lan hơn bất kỳ một quốc gia nào khác ở châu Âu! Và quí vị đang ngồi kia có thể nói: 'Còn Cơ đốc nhân...!?' – hãy chờ một chút, tôi sẽ nói cho quí vị biết: Cơ đốc nhân, ít nhất là những người dám xưng mình là Cơ đốc nhân. Quí vị nói: 'Không! Không thể như thế được'. Phải, cho dù họ không thăm viếng cái thứ đã được lập trình đó, khiêu dâm trên mạng Internet có tỉ lệ của dịch lệ. Đây là tội kín nhiệm của nhà thờ Tin Lành, và chúng ta sợ phải nói tới nó. Căn bịnh nầy đầy dẫy, và 57% quí Mục sư trên nước Mỹ đang làm chứng cho cơn nghiện khiêu dâm, là vấn đề gây thảm hoạ về mặt tình dục nhiều nhất trong hội chúng của họ! Nếu quí vị tiếp thu một nan đề như thế ở đây tối nay, tôi rất cảm thông với quí vị, song quí vị cần phải được giúp đỡ, và quí vị cần phải ăn năn, và quí vị cần phải đoạn tuyệt với nó – và không một ai trong chúng ta đứng cao 6 feet trên nan đề ấy, bất kỳ ai trong chúng ta có thể sa vào bất kỳ lãnh vực nào trong số đó, nhưng hội thánh cần phải được thanh tẩy! Dân sự của Đức Chúa Trời đã đứng ngay chỗ chẳng có sự khác biệt nào so với người thế gian! Đạo đức về tình dục của chúng ta có khác biệt gì không? Phải, tôi đã giảng trong một hội thánh Tin Lành chưa lâu lắm đâu – hội thánh ấy có thể được xem là bảo thủ, thậm chí có thể được coi là loại nhà thờ chính thống nữa đấy – và tôi đã giảng ở Rôma 1 nói tới nhận định của Đức Chúa Trời về tình trạng đồng tính luyến ái, và tôi nhận được cú điện thoại từ một trong các trưởng lão sau một loạt buổi nhóm. Bản thân ông rất đỗi ngạc nhiên, ông nói với tôi rằng một vài thanh niên đã đến với ông sau những buổi nhóm đó rồi trao đổi với các trưởng lão rằng họ không nhận ra Kinh thánh có nói gì với tình trạng đồng tính – điều đó đã xảy ra tại Newtownards
          Việc thứ ba Ngài cáo giác họ ở trong câu 8, phần khởi sự của câu nầy chép như sau: 'Chúng nó nằm gần mỗi bàn thờ, trên những áo xống đã nhận làm của tin', thái độ ích kỷ. Điều nầy ám chỉ đến điều luật có trong sách Phục truyền luật lệ ký, ở đó, nếu áo xống đã được nhận làm của tin, quí vị sẽ phải trả tiền, cái áo xống ấy đã được trao cho quí vị trước ban đêm vì đấy là chiếc áo duy nhứt để giữ ấm cho, giống như cái mền vậy. Nhưng trong thời của Amốt, họ đã giữ những cái áo ấy, gây khổ sở cho người nghèo – thật là ích kỷ! Người ta sinh sống cho bản thân họ với phí tổn của nhiều người khác. Giờ đây, việc ấy đang phản ảnh trong Hội thánh, trong sự thiếu thốn không có lạc hiến, đặc biệt cho công tác truyền giáo, và thiếu hẳn việc đi đến các đầu cùng đất để dựng lên ngọn cờ của Đấng Christ. Thiệt là ích kỷ.
          Việc thứ tư Ngài cáo giác họ là ở trong các câu 9 - 10 là vô ơn, Ngài phán ở đó: 'Dầu vậy, chính ta đã tuyệt diệt người A-mô-rít trước mặt chúng nó, là thứ người cao bằng cây bách và mạnh như cây dẻ bộp. Ta đã diệt những trái nó ở trên và những rễ nó ở dưới. Ta cũng đã đem các ngươi lên khỏi đất Ê-díp-tô, và dắt các ngươi trong đồng vắng … - thế mà các ngươi vô ơn đối với sự ấy'. Phải chăng trong hội thánh ngày nay có sự không biết ơn, ít lời ngợi khen trong sự cầu nguyện và ghi nhớ sự chết của Chúa cho tới chừng Ngài đến? Hãy nhìn tới đi, việc thứ năm, câu 12, đã có sự say sưa giữa vòng dân sự của Đức Chúa Trời: 'Nhưng các ngươi đã cho các người Na-xi-rê uống rượu, và cấm các kẻ tiên tri rằng: Chớ nói tiên tri!''. Họ đã ép buộc những người Naxirê, họ đã thề không uống rượu mạnh, buộc họ phải uống. Tôi có thể nói với quí vị: quí vị chỉ cần trao đổi với một số sĩ quan cảnh sát ở đây tối nay thì hiểu rõ ngay rượu chè là một vấn nạn trong xã hội của chúng ta, và thể nào nó đang đứng ở đàng sau nhiều tội ác khác. Nhưng hãy chờ cho đến khi tôi nói cho quí vị biết một việc: điều nầy đã trở thành nan đề rất thực trong hội thánh. Khi việc uống rượu trong xã hội được chấp nhận, điều nầy trở thành vòng vây nô lệ và đại lộ cho những Cơ đốc nhân sai lạc.

Có ngạc nhiên không khi mọi giá trị của con người đã bị trộn lẫn, vì họ thắc mắc sự khải thị của Đức Chúa Trời  - họ buộc các vị tiên tri phải nín lặng!

          Họ phạm tội hối lộ và tham lam, tà dâm và ham mê sắc dục, ích kỷ, vô ơn, say sưa – còn nữa: họ phạm tội chối bỏ sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Câu 12: 'và cấm các kẻ tiên tri rằng: Chớ nói tiên tri!'' Có ngạc nhiên không khi mọi giá trị của con người đã bị trộn lẫn, vì họ thắc mắc sự khải thị của Đức Chúa Trời – họ buộc các vị tiên tri phải nín lặng! 'Chúng tôi không muốn nghe cái gì nữa hết!' George Barna vào năm 1981 đã thực hiện một nghiên cứu, quí vị đã nghe nói về Nghiên Cứu của Barna, nó có tước hiệu là 'Điều Người Mỹ Tin'. Họ đã thăm dò 1000 người Mỹ, và 825 người trong số họ xưng mình là Cơ đốc nhân. Ông phát hiện ra một số sự kiện đáng lo ngại về nhận định của họ chiếu theo lẽ thật tuyệt đối. Ông đã tìm ra 28% những người được phỏng vấn, họ nhất trí mạnh mẽ với câu nói nầy, hãy nghe: 'Chẳng có cái gì là lẽ thật tuyệt đối cả' - 28% đã nhất trí với câu nói đó, chẳng có cái gì là lẽ thật tuyệt đối cả. 38% khác nói họ đồng ý - 28% đã mạnh mẽ đồng ý, 38% đồng ý – rằng cộng lại hết thảy là 66%. Đáng ngạc nhiên thay, 23% trong số đó xưng mình là Cơ đốc nhân đã được lại sanh, và họ mạnh mẽ đồng ý chẳng có cái gì là lẽ thật tuyệt đối cả! Chúng ta có nan đề chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời không? Tôi nói, chúng ta có đấy.
          Tôi chẳng lấy làm ngạc nhiên khi Barna tường trình chỉ có 58% Cơ đốc nhân trưởng thành xưng mình đã đọc đôi điều quan trọng từ Kinh thánh mỗi tuần. Đây là một việc rất nghiêm trọng. Chúng ta đã nghe tuần nầy một số việc tốt lành đang xảy ra trong xứ sở của chúng ta, và chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời vì việc ấy, nơi các cấp cao hơn trong lực lượng cảnh sát. Nhưng tôi có thể nói cho quí vị biết: trên cơ sở hàng tuần, những quyển Kinh thánh Ghiđêôn đã bị dời ra khỏi các bịnh viện trong xứ sở của chúng ta, trong đất đai của chúng ta, thậm chí trong chính thị trấn của chúng ta, kể cả thị trấn của tôi nữa. Sự khải thị của Đức Chúa Trời đang bị chối bỏ – và hãy đợi đấy, tôi nói cho quí vị biết một việc: đấy là thảm hoạ cho một quốc gia! Là một cá nhân, nếu quí vị chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời, quí vị sẽ bị hư mất cho đến đời đời – nhưng có những hậu quả của sự phán xét dành cho một quốc gia nào chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời. Quí vị có nghe nói tới 'hình thức phê phán cao hơn trong Kinh thánh' chưa? Hình thức nầy thắc mắc tình trạng thẩm quyền lịch sử của Kinh thánh theo như Kinh thánh trình bày thẩm quyền đó. Hình thức nầy phát sinh từ nước Đức giữa thế kỷ thứ 18 cho tới đầu thế kỷ 20. Thật là khó tin khi quí vị nghĩ hình thức ấy lại phát sinh từ vùng đất của Công Cuộc Cải Chánh, vùng đất đã chuyển dịch Kinh thánh thành ngôn ngữ của con người, vùng đất của Luther, vùng đất đã tái khám phá những lẽ thật cao trọng nầy của đạo Tin Lành – từ vùng đất đó đã dậy lên một thắc mắc về sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tôi có nghe Derek Prince trong một bản tường trình ghi lại như sau: 'Cũng từ vùng đất ấy, họ chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời, đã có hai con quái vật dữ dội nhất mà dòng giống loài người từng trông thấy, đó là Karl Marx và Adolf Hitler'.
          Có những hậu quả dành cho một quốc gia khi họ chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời. Amốt kêu lên, Amốt tên của ông có nghĩa là 'gánh nặng', ông kêu lên: 'Ta bị ép dưới gánh nặng tội lỗi nầy'. Quí bạn tôi ơi, tối nay, có phải chúng ta đã bị đè, có phải chúng ta đã bị đè bởi sự hiện diện của những tội lỗi nầy trong xứ sở của chúng ta không? Có lẽ trong thương trường, trong công ăn việc làm của chúng ta, bất luận chúng là gì đi nữa, cơ nghiệp của chúng ta? Trong các nhà thờ? Trong gia đình của chúng ta? Thậm chí có thể được ấp ủ trong tấm lòng của chúng ta? Ồ, quí vị có nghe sứ điệp của Amốt chưa? 'Đức Chúa Trời đang gầm thét!' Tôi hy vọng tuần lễ nầy, khi tôi rao giảng cho quí vị từ sách tiên tri nầy, rằng quí vị sẽ nghe thấy tiếng gầm thét của Đức Chúa Trời Ngài đang kêu la: 'Chẳng có một sự khác biệt gì giữa dân sự Ta trong thế gian cả'. Hay có phải vấn đề là thế nầy không, chúng ta đã bị điếc vì hai lỗ tai của chúng ta đã bị bịt kín hết, giống như dân Israel, bởi sự giàu có, bởi sự thờ ơ, bởi tình trạng vô mục đích, thậm chí bởi những buổi thờ phượng rất tôn giáo của chúng ta? Chúng ta nghĩ hết thảy đều tốt thôi, và giống như Amaxia và Giêrôbôam tại Cung Điện kia, họ đang lấy làm lạ không biết gã nầy đang nói cái gì!?!

Có nhiều hậu quả cho một quốc gia khi họ chối bỏ sự khải thị của Đức Chúa Trời...

          Amốt là người của Đức Chúa Trời ở dưới gánh nặng của Đức Chúa Trời với sứ điệp của Đức Chúa Trời, và đây là lời cầu nguyện của tôi trong tuần lễ nầy – cho xứ sở của chúng ta, và cho các gia đình của chúng ta, và cho đời sống  cá nhân của chúng ta – quí vị ơi, hết thảy chúng ta sẽ phải ở dưới gánh nặng của Đức Chúa Trời.
          Hết thảy chúng ta hãy cầu nguyện, và ngay trước khi tôi kết thúc buổi nhóm nầy bằng sự cầu nguyện, tôi vốn ý thức rằng tiếng gầm thét của Đức Chúa Trời sẽ đến với quí vị ngay chỗ quí vị ngồi trong buổi nhóm nầy, trong hoàn cảnh của quí vị, có lẽ trong tội lỗi của quí vị nữa đấy. Ngay cả quí vị là những người tự nhận mình là con cái của Đức Chúa Trời, nhưng quí vị biết đấy, có những việc trong đời sống của quí vị còn tệ lậu hơn những kẻ mà quí vị biết họ là người chưa tin Chúa kìa. Có ân điển một khi quí vị chịu ăn năn, xưng nhận mọi tội lỗi của quí vị, và đoạn tuyệt những việc kia mà quí vị đã dính dáng vào, rồi đến nơi chân thập tự giá – có sự thanh tẩy trong huyết quí báu để che đậy mọi tội lỗi của quí vị, nhưng quí vị phải ăn năn. Đức Chúa Trời nầy là Đức Chúa Trời của sự công bình. Hỡi các tín hữu trong buổi nhóm, liệu quí vị sẽ đến trên linh trình nầy với tôi tuần nầy, ở dưới gánh nặng của Đức Chúa Trời vì xứ sở của chúng ta, vì hội thánh của chúng ta không?
          Lạy Cha, chúng con cần đến Ngài là dường nào, chúng con khát khao Ngài đến thình lình trong Đền Thờ của Ngài là dường nào, xin Ngài tới đến, chiếm lấy và ngự trong Hội thánh của Ngài một lần nữa, và để làm đầy dẫy nhiều đời sống của những người tin nhận Ngài để chúng con sẽ ở trong sự sáng đang chiếu rọi. Israel đã thất bại, Lạy Chúa, và chúng con thường bị thất bại lắm. Nếu chúng con không đặt ngọn đèn của chúng con ở dưới cái thùng, chúng con để cho ánh sáng của chúng con bị dập tắt với tội lỗi của thế gian nầy. Ôi Chúa, chúng con cầu xin rằng Ngài sẽ dạy dỗ chúng con tuần nầy biết phân biệt giữa điều chi là thánh và điều chi là tục – Lạy Chúa, không phải vì những lý do thiên về với luật pháp, mà vì tình yêu thương của Ngài! Vì Ngài muốn chúng con, bởi ơn thương xót của Đức Chúa Trời, dâng thân thể của chúng con làm của lễ sống vì cớ mọi điều Chúa Jêsus đã làm, chúng con xin dâng hết thảy cho Ngài, không giữ lại một mảy may nào, không chút hối tiếc. Lạy Chúa, xin gặp gỡ chúng con tuần lễ nầy. Xin nắm lấy chúng con giờ nầy với ơn phước của Ngài, rồi đưa chúng con trở lại lúc ban sáng để nghe tiếng phán của Ngài. Chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Jêsus, Amen.